Người hấp thu kém sử dụng yến sào như thế nào cho đúng ?

Yến sào đã trở nên phổ biến trong khẩu phần ăn của các gia đình có mức thu nhập từ khá trở lên, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người hấp thu kém nên tham khảo về cách sử dụng yến sào dưới đây để đạt hiệu quả cao nhất nhé !

Người hấp thu kém sử dụng yến sào như thế nào cho đúng ? 1
Tổ yến rất giàu giá trị dinh dưỡng

1. Đôi điều về tổ yến sào

Yến sào được xếp vào hàng “cao lương mĩ vị” hàng đầu, bởi từ xa xưa, món ăn này chủ yếu được Vua và các quan đại thần trong triều đình sử dụng.

Trong cuộc sống hiện đại, với rất nhiều tác dụng của nó, yến sào đã đến gần người dân hơn và trở thành một thực phẩm quý được ưa chuộng.

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thủy sản, và Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong thành phần của yến sào có đến 18 loại acidamin, Tyrosine, Vanine, Leucine…

Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng và hồng cầu.

Yến sào còn có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng. Ngoài ra, yến sào còn có giá trị đặc biệt là làm đẹp da đối với phụ nữ, nước da hồng hào, kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào da.

Theo nghiên cứu khoa học: “Yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm.

Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến bởi có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa”…

Yến sào là một loại thức ăn dinh dưỡng có protein và đạm khá cao, nên khi người dân sử dụng nhiều sẽ dẫn đến cơ thể không hấp thụ được hết các chất đó.

Theo phản xạ tự nhiên thì những chất thừa sẽ đi ra ngoài cơ thể theo đường tiêu chảy hoặc nôn mửa. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần lưu tâm. Khi chế biến các món ăn về yến sào, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, vì lông của yến sào có thể gây dị ứng nhẹ cho người dùng”.

Như vậy, để sử hữu 100 gram yến sào, người dân phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, và việc sử dụng yến sào là tốt cho sức khỏe nhưng nếu cần nên tham khảo sự tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng để tránh việc sử dụng bừa bãi, khiến cơ thể người dùng không hấp thụ được hết hoặc cần tìm hiểu công dụng, liều lượng, độ tuổi và giới tính của từng người thân trong gia đình để có một chế độ thích hợp tránh gây lãng phí.

2. Yến sào có thật sự bổ dưỡng như mọi người đồn thổi ?

Yến sào là hợp chất gồm 2 yếu tố chính: Glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại xơ tan trong cơ thể, dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin thiết yếu cơ thể không tổng hợp được.

Yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như: Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine… Đặc biệt, acid Syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.

Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, rất giàu canxi (Ca) và sắt (Fe) là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh, trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm (Mn, Br, Cu, Zn) cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như crôm (Cr), chống lão hóa, chống chất phóng xạ như selen (Se). Qua đó có thể thấy yến sào rất quý.

Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể; tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bồi bổ hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường sự kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, giúp hồi xuân, tăng tuổi thọ.

Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khỏe nhanh, ổn định các chỉ tiêu huyết học.

Yến sào cũng đang được nghiên cứu dùng điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì có chứa một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên.

3. Nên dùng tổ yến sào như thế nào cho đúng ?

Có một số người tuổi cao thấy sức yếu, muốn “bổ mau mạnh sớm” nên đã sử dụng yến sào mỗi ngày và liên tục mấy ngày liền. Hậu quả là cơ thể không thể tiêu hóa, gây khó chịu, bụng đầy trướng và không thể ăn cơm. Đó là do lượng đạm khá cao trong yến sào.

Người lớn tuổi có gan, thận yếu, người bệnh gan, bệnh thận, đái tháo đường, bệnh gout (thống phong)… không nên ăn quá nhiều đạm.

Yến sào giúp bồi bổ, tăng sức khi yếu mệt vì ăn uống kém hay bệnh tật, nhưng không phải là thuốc thần để chữa bệnh. Yến sào cũng không phải là thực phẩm tuyệt đối hoàn hảo về dinh dưỡng và không thể thay thế hoàn toàn cho bữa ăn với thực phẩm thông thường.

Người trưởng thành, phụ nữ hoặc trẻ em có thể thỉnh thoảng dùng yến sào như một loại thực phẩm cung cấp chất đạm, nhất là khi ăn uống kém. Với một tổ yến khoảng 8 – 10gr thì người lớn có thể ăn 1/2 hay 1/3 tổ mỗi ngày; dùng cho trẻ em thì chia làm 4 – 5 phần, ăn mỗi ngày 1 phần, nên ăn lúc bụng hơi đói để hấp thu tốt.

Người hấp thu kém sử dụng yến sào như thế nào cho đúng ? 2
Nên dùng tổ yến đúng liều lượng

Không nên ăn một lúc nhiều hơn 20gram yến sào và cũng không cần ăn thường xuyên mà nên luân phiên với các thức ăn giàu đạm khác như thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ…

Khi dùng một thực phẩm lạ, hãy “lắng nghe cơ thể của mình” để đoán biết sự thích hợp của thực phẩm đối với cơ thể. Vừa đủ là nguyên tắc của dinh dưỡng hợp lý.