Người đau dạ dày, viêm loét xuất huyết dạ dày có nên dùng nhân sâm củ tươi không ???

Chứng viêm loét dạ dày do dịch vị tiết ra quá nhiều. Trong đông y gọi đây là hiện tượng khí trệ vị hỏa khiến sinh ra nhiệt và xuất huyết. Để chữa trị bệnh này cần phải hòa khí huyết. Tuy nhiên, Nhân Sâm củ tươi lại có tác dụng bổ khí, làm khí huyết càng thinh lên. Việc này sẽ khiến bệnh càng thêm trở nặng. Vậy, giải pháp nào tốt nhất cho người viêm loét, xuất huyết dạ dày ??? Cách sử dụng Sâm củ tươi như thế nào để đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh. Mời quý đọc giả tham khảo bài viết dưới đây !!!

Người đau dạ dày, viêm loét xuất huyết dạ dày có nên dùng nhân sâm củ tươi không ??? 1

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau.

Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên.

2. Triệu chứng thường gặp đối với người bệnh đau dạ dày

1.1 Đau vùng thượng vị

Đây là dấu hiệu thường có ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bị bệnh tá tràng cũng có biểu hiện này. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu.

  • Đối với người bị đau dạ dày tá tràng, cơn đau thượng vị thường có liên quan đến bữa ăn và có tính chu kỳ.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau thượng vị thường có tính chu kỳ.
  • Đối với những người bị ung thư dạ dày, các cơn đau bụng không có tính chu kỳ mà kéo dài liên miên.
  • Đối với bệnh nhân bị loét tá tràng, khi đói cơn đau sẽ xuất hiện.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, khi ăn thức ăn vào sẽ cảm giác đau vùng thượng vị, nhưng khi đói lại không có cảm giác đau.
1.2 Ăn uống, tiêu hóa kém hơn

Bệnh nhân bị đau dạ dày thường có dấu hiệu kém ăn thể hiện bởi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn kém ngon.

Nguyên nhân là bởi thức ăn được tiêu hóa chậm, sau khi ăn, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, cảm giác nặng nề, ấm ách.

Sau khi ăn, người bệnh cảm giác đau thượng vị, bỏng rát vùng thượng vị sau đó lan lên xương ức và gây cảm giác buồn nôn.

1.3 Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Đây là triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Ợ chua, ợ hơi gây nên sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

1.4 Cảm giác buồn nôn hoặc nôn

Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

1.5 Bị xuất huyết tiêu hóa

Máu chảy ra khỏi thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa thì được gọi là chảy máu tiêu hóa. Dấu hiệu này rất nghiêm trọng, nó có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh trong thời gian rất ngắn. Vì vậy khi thấy dấu hiệu này cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Người đau dạ dày, viêm loét xuất huyết dạ dày có nên dùng nhân sâm củ tươi không ??? 2
Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu

2. Đau dạ dày căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Bệnh đau dạ dày là căn bệnh rất khó chữa, khả năng tái phát cao, điều đáng sợ là viêm loét dạ dày rất dễ dẫn đến mãn tính, ung thư, suy chức năng do cơ thể không thể hấp thu được dinh dưỡng và những biến chứng nguy hiểm khác.

Theo những thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tại Việt Nam có đến 70% dân số mắc phải căn bệnh nguy hiểm này ở những mức độ khác nhau, trong đó có đến 80% ca nhiễm bệnh là do virut HP (Helicobacter pylori).

Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như thói quen ăn uống không khoa học, ăn uống không đúng giờ, sử dụng chất kích thích, căng thẳng, stress, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài.

Đối với người bị đau dạ dày, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác do khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể suy giảm, sức khỏe sẽ yếu đi từ bên trong.

3. Nhân sâm củ tươi có công dụng gì?

Từ xa xưa, nhân sâm tươi đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Với Tây y, nhân sâm củ tươi có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Meyer, họ Nhân Sâm Araliaceae, họ Ngũ Gia Bì.

Nhân sâm củ tươi được Đông Y xếp vào hàng thượng phẩm, nghĩa là vị thuốc có tác dụng tuyệt vời như đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí…

3.1 Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của nhân sâm củ tươi rất đa dạng như :
  • Tăng trí nhớ – học nhanh, nhớ lâu, chống stress thi cử.
  • Bồi bổ sức khỏe, gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.
  • Tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng
  • Điều hòa huyết áp, tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới.
3.2 Những loại bệnh không được dùng nhân sâm củ tươi:

Tăng huyết áp: Nhân sâm củ tươi liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng.

Bị cảm: Nhân sâm củ tươi bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm củ tươi dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.

Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm củ tươi sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.

Đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm củ tươi bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.

Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm củ tươi càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.

Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm củ tươi càng làm bệnh nặng thêm.

Người đau dạ dày, viêm loét xuất huyết dạ dày có nên dùng nhân sâm củ tươi không ??? 3
Không nên sử dụng nhân sâm củ tươi một cách tùy tiện
3.3 Những đối tượng dưới nên tránh dùng nhân sâm củ tươi:
  • Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm củ tươi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.
  • Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
  • Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm củ tươi, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

4. Giá trị dinh dưỡng có trong cao hồng sâm

Trong mỗi sản phẩm cao hồng sâm không chỉ có các hợp chất Saponins đóng vai trò tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng các cơ quan bên trong cơ thể mà còn có hàm lượng dinh dưỡng cực cao, giúp bổ sung toàn bộ những hợp chất thiếu hụt cho cơ thể do hệ tiêu hóa suy giảm khó hấp thu được từ thực phẩm.

Người đau dạ dày, viêm loét xuất huyết dạ dày có nên dùng nhân sâm củ tươi không ??? 4
Nên dùng cao hồng sâm trực tiếp
 Cao hồng sâm hỗ trợ trong việc điều trị bệnh đau dạ dày như thế nào?
  • Hợp chất Saponins Rg1, Rh2 cùng với hợp chất Polyssacharide có công dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể đề kháng lại các loại virut trong đó virut HP.
  • Theo một số nghiên cứu y khoa, chiết xuất cao hồng sâm có khả năng giảm thiểu sự hình thành mạch H2S, làm giảm các triệu chứng đau dạ dày do virut HP gây ra.
  • Bên cạnh đó hợp chất Polyacetylene có khả năng ức chế sự phân chia của các tế bào bất thường, ngăn chặn ung thư, phòng ngừa tập kết tiểu cầu gây xơ cứng động mạch.

Sau khi trả lời cho câu hỏi người đau dạ dày có sử dụng được cao hồng sâm Hàn Quốc không? chúng ta nên tìm hiểu cách sử dụng cao hồng sâm sao cho hiệu quả và tận dụng được tối đa các chất dinh dưỡng có trong cao hồng sâm.

Nên dùng cao hồng sâm trực tiếp: Người dùng chỉ cần pha một muỗng cao hồng sâm 3g (thường có muỗng định lượng đi kèm bên trong sản phẩm) với 250 – 300ml nước ấm rồi uống vào sau bữa sáng 20 phút để thanh lọc cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.