Người cao huyết áp có ăn được yến sào không?

Những người bị cao huyết áp thường có chế độ và thực đơn ăn riêng biệt để đảm bảo duy trì ổn định chỉ số huyết áp. Nếu không cẩn thận, dùng sai thực phẩm, sử dụng sai cách chế biến thì sẽ càng làm cho tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Yến sào vốn được coi là “thực phẩm vàng” để bồi bổ sức khỏe, liệu những người bị cao huyết áp có ăn yến được không? Qua những tìm hiểu về các công trình nghiên cứu khoa học, tham khảo những lời khuyên của các chuyên gia về dinh dưỡng sức khỏe, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Người cao huyết áp có ăn được yến sào không? 1

1. Yến sào và nước yến là những loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể

Yến sào không chỉ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, yến sào còn rất tốt đối với người bị huyết áp cao. Theo đó, yến sào có đến 60% là chất đạm cùng nhiều loại axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine và lysine,… có tác dụng tốt trong việc điều hòa huyết áp, mang lại sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần. Bởi vậy, người bị cao huyết áp nên ăn yến sào thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

Được chiết xuất từ tổ yến nguyên chất nên nước yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là người huyết áp cao.

Các acid amin arginine có trong tổ yến sào nên nước yến cũng có khả năng tăng cường phòng chống các bệnh về huyết áp, giúp điều hòa và ổn định huyết áp ở người cao huyết áp. Nhờ vậy mà có tác dụng phòng chống các bệnh liên quan như: Xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ não, biến chứng bệnh tiểu đường.

Khi sử dụng yến sào cho người huyết áp cao, bạn nên chưng với đường phèn hoặc thêm một ít hạt sen, táo đỏ, táo đen,… vừa giúp các chất dinh dưỡng trong yến sào không bị mất đi mà còn ngủ ngon hơn, cơ thể khỏe.

Người cao huyết áp có ăn được yến sào không? 2
Yến sào rất tốt đối với bệnh nhân cao huyết áp

2. Chế biến yến sào cho người cao huyết áp

2.1 Nguyên liệu
  • Yến sào 10g.
  • Hạt sen 25g.
  • Đường phèn 8g.
  • Nước tinh khiết 450ml, gừng 2 lát mỏng.
2.2 Cách chế biến

Bước 1: Yến sào ngâm nước cho nở mềm trong 30 – 45 phút sau đó nhặt sạch lông. Yến tinh chế nên ngâm khoảng 15 – 30 phút để nở mềm.

Bước 2: Hạt sen lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng tăm xuyên bỏ tim, ngâm trong thau nước sạch, hấp cách thủy trong 20 phút. Hạt sen khô thì ngâm trong nước nóng khoảng 1 – 2 giờ sau đó nấu nhỏ lửa đến khi mềm.

Bước 3: Đường phèn nhúng qua nước sôi, tán nhỏ, gừng cắt lát mỏng.

Bước 4: Cho tổ yến vào nồi chưng bằng điện cùng 350 – 450ml nước tinh khiết chưng trong 50 – 60 phút đến khi sủi bọt nhẹ thì cho đường phèn vào sau 4 – 5 phút thì tắt bếp. Nếu chưng cách thủy thì cần lưu ý chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu 5 – 10 phút cho nước sôi, giai đoạn 2 là để lửa nhỏ trong 25 – 30 phút để tránh sợi yến chịu nhiệt cao mất dinh dưỡng.

Cách sử dụng

Chia tổ yến thành 4 – 6 phần, bỏ hạt sen đã chế biến vào. Với món ăn này có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy sở thích.

Người cao huyết áp có ăn được yến sào không? 3
Chè hạt sen yến sào giúp ổn định huyết áp, ngủ ngon giấc

3. Những lưu ý khi sử dụng yến sào cho người cao huyết áp

Tuy nhiên, không phải vì bổ dưỡng mà bạn được lạm dụng yến sào. Nếu sử dụng yến sào quá nhiều trong thời gian ngắn không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể khiến huyết áp tăng cao, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài việc không nên dùng quá nhiều tổ yến cùng lúc trong thời gian ngắn thì bạn hãy để người cao huyết áp dùng yến lúc đói bụng. Có thể vào sáng sớm, giữa buổi hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì đây là lúc cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong tổ yến tốt nhất.