203 lượt xem
Từ ngàn đời xưa, Tổ yến đã được coi là cao lương mỹ vị để dâng lên vua chúa vì sự giàu đạm và dưỡng chất của món ăn này. Đến tận ngày nay thì Yến sào được sử dụng rộng rãi hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều thắc mắc không biết nên cho trẻ ăn yến vào buổi nào là tốt nhất. Bài viết dưới đây của Sâm Yến Linh Chi sẽ giúp quý khách giải đáp thắc mắc này nhé !
Yến sào là tổ của loài chim yến được làm từ dãi của chim yến. Mỗi tổ nặng 7 – 8 gram. Yến thường làm tổ trên các vách đá hiểm hóc tại biển khơi, khi thì ở những mũi đá lởm chởm dựng đứng, khi thì ở những mỏm núi cheo leo, phía dưới là vịnh nước sâu đầy đá ngầm, muốn tìm và đến được những nơi yến ở để lấy tổ phải rất kiên nhẫn và dũng cảm.
Theo tài liệu cổ yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa.
Trong Yến sào co chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, giàu chất đạm, các loại acid amin, các nguyên tố vi lượng quý hiếm.
Việc sử dụng Tổ yến thường xuyên cho trẻ nhỏ giúp cơ thể trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, hạn chế bệnh tật.
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần loại thực phẩm kỳ lạ này có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine…
Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.
Ngoài ra, nó còn có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của tổ chim yến.
Yến sào còn có công năng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng.
Cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố.
Làm giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học.
Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ yến điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong tổ loài chim này.
Tổ yến ăn rất tốt cho cơ thể nhưng cũng cần phải biết ăn Yến sao cho đúng cách và đúng thời điểm để phát huy hết tác dụng từ món ăn giàu dinh dưỡng này.
Món ăn từ Yến tốt nhất là được sử dụng vào 3 thời điểm là buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ và giữa hai bữa ăn chính.
Mẹ có thể cho bé có thể thưởng thức Yến sào vào thời điểm này, đây là lúc trong bụng bé đang rỗng, nên việc bạn cho bé ăn một bát súp hay chè Yến sào sẽ giúp bé hấp thụ hết các dưỡng chất và giúp bé có một ngày học tập, vui chơi hiệu quả.
Lúc này, cơ thể bé bắt đầu đói do lượng thức ăn đã tiêu hóa, chuyển thành dinh dưỡng đi nuôi cơ thể hết. Mẹ cho bé ăn Yến vào khoảng thời gian này sẽ giúp bé bổ sung dinh dưỡng, điều khiển các cơ quan như dạ dày, hệ tiêu hóa khởi động nhẹ, hấp thu dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.
Thông thường, phương pháp chế biến tổ yến chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.
Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng không nên dùng Yến sào.
Trên đây là bài viết giúp các mẹ biết được thời điểm phù hợp để sử dụng Yến sào cho con mình, sao cho bé có thể hấp thụ được dưỡng chất từ Yến một cách tối đa và mang lại hiệu quả cao. Chúc các bé khỏe mạnh và phát triển thật tốt!.