Nấm linh chi – Một trong những loại dược liệu có công dụng thần kì

Nấm Linh chi là một loại dược liệu quý được sử dụng từ hơn 4000 năm trước. Vì những công dụng thần kỳ và sự quý hiếm nên loại thảo dược này trước đây thường chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa.

Nấm linh chi - Một trong những loại dược liệu có công dụng thần kì 1

1. Một vài điều cần biết về nấm linh chi

Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”.

Trong y học hiện đại, công dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.

Có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất:

  • Nấm linh chi xanh (Thanh chi hay Long chi).
  • Nấm linh chi đỏ (Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi).
  • Nấm linh chi vàng (Hoàng chi, kim chi).
  • Nấm linh chi trắng (Bạch chi hay Ngọc chi).
  • Nấm linh chi đen (Hắc chi hay Huyền chi).
  • Nấm linh chi tím (Tử chi hay Mộc chi).

Trong đó Nấm linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.

Nấm linh chi đỏ là loại Nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên.

Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, …

2. Nấm linh chi – Một trong những loại dược liệu có công dụng thần kì

Nấm linh chi - Một trong những loại dược liệu có công dụng thần kì 2
Nấm linh chi chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe
2.1 Những hoạt chất có trong nấm linh chi

Trong Nấm Linh chi có các hoạt chất như:

Germanium (cao hơn trong Nhân sâm đến 5 – 8 lần), Acid ganoderic, Acid ganodermic, Acid oleic, Ganodosteron, Ganoderans, Adenosin, β-D-glucan.

Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể như: Đồng (Cu), sắt (Fe), Kalium (K), Magnesium (Mg), Natrium (Na), Calcium (Ca)…

Các Polysaccharide có khối lượng phân tử lớn trong Nấm Linh chi với hàm lượng cao, tìm thấy ở tất cả các bộ phận của Nấm Linh chi, có những tác dụng sinh học như chống viêm, hạ đường huyết, chống loét, tăng cường khả năng miễn dịch và chống sự hình thành của các khối u.

2.2 Với thành phần dược lý phong phú, Nấm Linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:

Phòng và điều trị bệnh đái tháo đường:

Các Polysacchanride trong Nấm Linh chi giúp khôi phục tế bào β tiểu đảo tụy, kích thích tuyến tụy tăng tiết insuline, tăng hoạt tính của insuline, từ đó làm giảm đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường.

Tốt cho tim mạch:

Các Alkaloid (có chứa Nitơ), Adenosine và Ganoderma trong Linh chi có tác dụng trong việc làm giãn mạch máu, giảm độ nhớt máu, tăng lưu lượng tuần hoàn, giảm và điều hòa huyết áp.

Nấm Linh chi chống rối loạn chuyển hóa Lipid, giảm Cholesterol, xơ vữa động mạch. Tác dụng này làm giảm thiểu các biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, các bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra Ganoderma trong Linh chi có tác dụng làm loãng máu, giúp lưu thông tuần hoàn và hạ huyết áp

Chống sự hình thành và tăng sinh khối u:

Nấm Linh chi có tác dụng ức chế sự hình thành các khối u và tế bào ác tính. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự tăng sinh và di căn các tế bào ung thư. Ngoài ra, Nấm Linh chi còn có tác dụng giảm các cơn đau trên bệnh nhân ung thư.

Tăng Testosterone:

Nấm linh chi có tác dụng tăng sản sinh ra hợp chất hữu cơ Steroid, thúc đẩy quá trình đồng hóa giúp cơ thể tái cơ cấu và củng cố, phát triển các cơ bắp.

Đồng thời, loại Nấm Linh chi giúp ngăn chặn Enzyme chuyển đổi Hormone Testosterone thành Dihydrotestosterone, làm tăng lượng Testosterone trong cơ thể, qua đó tăng cường chức năng sinh dục nam.
Tốt cho gan:

Nấm Linh chi giúp điều trị các bệnh lý về gan với các tác dụng giải độc gan, bảo vệ tế bào gan, điều hòa chuyển hóa Lipid ở gan, ức chế nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Rất tốt cho những bệnh nhân mắc các bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan…

Tăng cường miễn dịch:

Nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng hoạt tính của đại thực bào, Lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.

Tốt cho tiêu hóa:

Nấm linh Chi với lượng chất xơ lớn giúp làm sạch hệ thống ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón.

Giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, cải thiện trí nhớ, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm Linh chi để điều trị các chứng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ có hiệu quả tốt.

Tác dụng giải độc, chống dị ứng:

Các Acid Ganoderic trong Nấm Linh chi có tác dụng chống Oxy hóa, chống ảnh hưởng độc hại của các tia phóng xạ, giải độc hóa chất, độc kim loại nặng.

Nấm linh chi - Một trong những loại dược liệu có công dụng thần kì 3
Nấm linh chi nấu nước uống mang lại hiệu quả cao

3. Sử dụng nấm linh chi mang lại hiệu quả cao

3.1 Dùng nước Linh Chi uống thay nước (cách thường dùng và hiệu quả nhất)

Bước 1: Dùng 50gram nấm linh chi cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2-3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi tiếp tục nấu khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 0.8 lít thì ta được nước đầu tiên.

Bước 2: Sau khi được nước đầu lấy tai Nấm linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi cho nước vào nấu như lần đầu (đun lấy nước thứ hai và nước thứ ba).

Bước 3: Sau khi lấy được nước thứ ba, bã Linh Chi phơi khô để dùng lần thứ tư nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc.

3.2 Uống dạng trà
  • Nghiền Nấm linh chi thành bột.
  • Cho bột Nấm linh chi vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả bã.
  • Cách này có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
3.3 Dùng Nấm linh chi để dưỡng da
  • Nấm linh chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da.
  • Bã Linh Chi (sau khi đã nấu lấy nước) có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào.