330 lượt xem
Nấm linh chi là loại dược liệu được dùng trong Đông Y từ mấy nghìn năm nay. Trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục” là hai tài liệu ghi chép về các loại dược liệu quý, trong đó truyền rằng Nấm Linh chi là thuốc quý, có tác dụng bổ gan, chữa bệnh gan và giải độc, tăng miễn dịch, làm khỏe mạnh toàn thân. Các nhà khoa học trên thế giới hiện nay cũng đã công nhận nấm linh chi có nhiều dược chất quý hiếm, có lợi cho sức khỏe.
Tác dụng của nấm linh chi chữa bệnh gì thì cơ bản đây là một loại thuốc bổ tự nhiên.
Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về thành phần dược chất của nấm linh chi. Tác dụng của nấm linh chi theo Viện Y dược có nhiều công dụng chữa bệnh gì và bổ dưỡng thế nào.
Kết quả cho thấy, trong nấm linh chi rừng có những hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan. Tuy hàm lượng các chất này trong nấm linh chi ít hơn nấm lim xanh nhưng vẫn là thảo dược tự nhiên có giá trị.
Tại Việt Nam, các nhà khoa học tìm thấy trong nấm linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết như: đồng, sắt, kali, magnesium, natri, calcium. Các nguyên tố này giúp sự vận hành chuyển hóa của cơ thể hoạt động tốt nhất.
Linh chi Linh chi là loại nấm lớn và đa dạng chủng loài, có những loài phổ biến và hay được trồng, có loài mọc dại và cũng có những loài nấm cực kỳ hiếm đến nỗi rất khó tìm.
Nấm linh chi không phải là một loại mà là chia ra rất nhiều nhóm nhỏ. Có loại nấm mọc lâu năm, gọi là linh chi đa niên, mỗi năm mọc một ít thành nhiều tầng nhiều lớp.
Có loại sống chỉ một hai năm rồi mục nát. Tuy nhiên, người ta biết đến và sử dụng phổ biến chỉ khoảng 10 loài. Nguyên nhân bởi các loài này có khả năng trồng theo quy mô công nghiệp.
Trong “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân vào năm 1590 đời nhà Minh đã ghi nhận có 6 loại nấm linh chi. Bao gồm:
Nấm linh chi xanh còn được gọi là thanh chi hay long chi. Thanh chi có màu xanh, vị chua, tính bình. Loại này được dùng để bổ an khí, tăng trí nhớ, giúp an thần, sáng mắt.
Có tên gọi khác là hồng chi, xích chi hay đơn chi. Hồng chi có màu đỏ, vị đắng. Loại này được dùng để tăng cường trí nhớ, dưỡng tim, chữa tức ngực.
Được gọi là hoàng chi hay kim chi. Hoàng chi có màu vàng, không có độc tố, vị ngọt, được dùng để trị an thần, ích tì khí.
Tên khác là bạch chi, ngọc chi, có màu trắng đẹp, vị cay, đắng, tính bình. Bạch chi được dùng để chữa ho, an thần, thông mũi, ích phổi.
Còn được gọi là hắc chi hay huyền chi. Loại này có màu đen, vị mặn, tính bình, không có độc. Hắc chi được dùng để trị chứng bí tiểu, ích thận khí.
Có tên khác là tử chi, mộc chi. Tử chi có màu tím đậm, vị ngọt, không độc và được dùng để trị đau nhức, xương khớp.
Nấm linh chi phổ biến trên thị trường hiện nay là: Linh chi Hàn Quốc, linh chi Nhật Bản, Việt Nam và linh chi Trung Quốc. Người tiêu dùng thường dựa trên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi quyết định mua hay không.
Phân loại các loại nấm linh chi theo nguồn gốc xuất xứ bao gồm một số loại nấm linh chi như sau:
Là những các loại nấm linh chi nổi tiếng khắp thế giới đến từ xứ sở kim chi. Ưu điểm của nấm linh chi Hàn Quốc là có nhiều loại nấm khác nhau, được chăm sóc theo phương pháp hiện đại và xử lý đặc biệt mang đến giá trị cao về dinh dưỡng ( một số ít cũng có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng đều được kiểm định về chất lượng).
Có mấy loại nấm linh chi Hàn Quốc nổi tiếng nhất đó là: nấm linh chi đỏ, nấm linh chi vàng, nấm linh chi Thượng Hoàng, nấm cổ linh chi… Hiện nay, các sản phẩm Nấm linh chi Hàn Quốc đều rất được người dân trên thế giới ưa chuộng và tin dùng.
Chủ yếu là những loại nấm linh chi đỏ. Đây cũng là loại nấm mới nhất thuần chủng bởi bàn tay con người, tai nấm dày và cứng hơn rất nhiều so với nấm linh chi Việt Nam, mặt dưới màu vàng chanh.
Thời gian nuôi trồng nấm linh chi Nhật Bản dài gấp đôi các loại nấm linh chi khác trên thế giới. Khi uống cũng có vị đắng hơn nấm Linh Chi khác.
Là một trong những loại nấm rất quý của Việt Nam thuộc họ nấm linh chi ,nấm mọc trên cây gỗ lim đã chết và được các nhà khoa học phát hiện ở tỉnh Quảng Nam cách đây không lâu.
Theo các nhà khoa học Nấm lim xanh có giá trị rất cao về kinh tế cũng giá trị về chăm sóc sức khỏe trong bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa nhiều căn bệnh mãn tính, trong đó đáng chú ý nhất là những bệnh về gan và bệnh ung thư.
Là các loại nấm linh chi có hình quả thận, màu sắc vàng nâu hoặc vàng xám, nấm xốp, ấn mạnh vào mặt trên thấy mềm và lõm xuống, thường được dùng để làm nấm linh chi Hàn Quốc giả.
Tuy nhiên, trọng lượng của các loại nấm linh chi Trung Quốc nhẹ hơn nấm Hàn Quốc rất nhiều, dễ bị mốc mọt và không đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng bởi chủ yếu đây là những loại nấm “dại”, không có nguồn gốc rõ ràng.
Bạn có thể dùng nấm linh chi thái lát sau đó đem sắc với nước để uống thay nước lọc hằng ngày. Đây là cách dùng nấm linh chi được khá nhiều người áp dụng.
Bạn cần chuẩn bị khoảng 120g nấm linh chi, 1 lít nước lọc. Đem đun sôi nhỏ lửa đến khi còn 800ml thì tắt bếp. Sau đó bạn đổ số nước này vào một chiếc bình có dung tích khoảng 3 lít.
Tiếp tục đổ thêm 1 lít nước lọc vào phần bã nấm linh chi lúc nãy và đun để có lần nước thứ 2 và thứ 3. Như vậy sau 3 lần đun bạn sẽ có 2,4 lít nước nấm linh chi.
Bạn hãy quản nước nấm linh chi trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần trong 1 – 2 ngày, có thể cho thêm atiso, cỏ ngọt hoặc táo đỏ vào nấu cùng để dễ uống hơn.
Phần bã nấm linh chi bạn có thể đem đun với nước tắm sẽ rất tốt cho da và tóc. Thực hiện phương pháp trên thường xuyên sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, giải độc gan, thanh lọc cơ thể.
Để bảo quản nấm linh chi được lâu mà không bị mối mọt, nhiều người lựa chọn cách dùng nấm linh chi dưới dạng bột bằng cách sử dụng máy xay chuyên dụng. Bột nấm linh chi có thể bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp để sử dụng dần.
Để sử dụng, bạn cho khoảng 5g bột nấm linh chi vào ấm trà và hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút là có thể sử dụng. Bã nấm linh chi có thể sử dụng 2 lần nữa đến khi nước nhạt dần thì thôi. Khi uống bạn có thể cho thêm một ít mật ong để dễ uống hơn.
Rất nhiều người lựa chọn cách dùng nấm linh chi dưới dạng nấu canh hoặc soup thích hợp sử dụng cho cả gia đình. Bạn dùng khoảng 100 – 200g nấm linh chi thái lát mỏng, cà rốt, ngô bao tử, táo đỏ, thịt gà đen và các gia vị khác (tùy khẩu vị của mỗi người) để có được món canh gà hầm nấm linh chi thơm ngon bổ dưỡng.
Lưu ý là nên cho nấm linh chi và gà vào hầm trước khoảng 30 phút, sau đó mới cho các nguyên liệu và gia vị khác vào. Loại canh này sẽ có tác dụng thanh lọc cơ thể, bồi bổ sức khỏe, rất thích hợp cho người bị ốm, suy nhược cơ thể, người biếng ăn, mất ngủ.
Ngâm rượu nấm linh chi có lẽ là cách dùng nấm linh chi đúng cách và hiệu quả nhất vì nó giúp giữ lại trọn vẹn tất cả dưỡng chất của nấm linh chi.
Bạn hãy chuẩn bị khoảng 100g nấm linh chi thái lát, 3 – 4 lít rượu trắng 40 độ, 1 bình rượu bằng thủy tinh có dung tích 5 lít. Bạn có thể ngâm cùng với nhân sâm, táo đỏ, long nhãn,…
Ngâm trong vòng 1 tháng là có thể dùng được. Rượu nấm linh chi ngâm càng lâu sẽ càng bổ dưỡng. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1 – 2 chén nhỏ vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Rượu nấm linh chi có tác dụng điều trị một số bệnh về gan, khớp, thận, giảm suy nhược thần kinh, điều trị chứng kém ăn mất ngủ, giúp bổ thận, tăng cường chức năng sinh lý rất tốt.
Khi chúng ta biết cách bảo quản nấm linh chi đúng cách, có thể giữ nấm linh chi trong một vài năm mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng.
Nấm linh chi là loại thảo dược rất dễ bảo quản nhưng chúng ta phải khéo léo một chút, từ khâu chọn mua nấm, bạn cần chú ý những điểm sau: Nên mua những loại nấm nhỏ hoặc các loại nấm còn nguyên lớp bào tử trên bề mặt, không nên chọn mua nấm có màu vàng sậm ở mặt dưới, có lỗ mọt ở dưới hoặc những loại nấm to có hình thức bóng bẩy.
Bảo quản đối với nấm tươi: sau khi mua nên chần qua nước sôi khoảng 1-2 phút, sau đó rửa bằng nước lạnh, cho nấm vào chậu đổ nước ngập qua nấm và đặt nấm trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản nấm được khoảng 3-4 ngày.
Ngày thứ nhất, nấm sau khi mua về hoặc sau khi thu hái, bạn đem lật hết mặt dưới của nấm, mặt có màu màu vàng kem và phơi từ 6 – 7 tiếng đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời.
Ngày thứ hai tiếp tục lật mặt đỏ của nấm và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 4 – 5 tiếng rồi cho vào chỗ bóng mát để làm khô bằng quạt gió.
Ngày thứ ba tiếp tục lật mặt vàng kem và phơi dưới nắng thêm 5 – 6 giờ nữa rồi mới cho vào chỗ mát để quạt gió làm khô.
Những ngày tiếp theo liên tục dùng quạt để thổi khô nấm linh chi cho đến khi nấm khô hết. Nếu như trong giai đoạn sấy khô mà gặp trời mưa, có thể không cần phơi nắng nhưng cần phải cho vào nơi thông gió, thoáng khí, dùng quạt thổi liên tục vào nấm.
Lưu ý cứ cách nửa ngày lại lật mặt nấm để cho quạt làm khô đều, tránh hơi ẩm xâm nhập vào nấm. Nấm linh chi nếu được sấy khô, đóng trong bao bì kín, có thể bảo quản trong nhiều năm vẫn không giảm chất lượng.
Chú ý khi bảo quản nấm linh chi, bạn nên phơi khô, bỏ trong bao kín, tránh ẩm, mốc, mọt, chất lượng bị giảm.
Bạn có thể bảo quản nấm linh chi bằng cách chế biến rồi ngâm rượu nấm linh chi sau đó bỏ vào tủ lạnh hoặc có thể để nơi khô ráo và sử dụng. Cách này có thể bảo quản được nấm linh chi rất lâu.
Cách bảo quản nấm linh chi đúng cách là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng của nấm linh chi. Điều này đòi hỏi phải đúng quy trình và điều kiện thích hợp để ngăn không cho các loại nấm mốc xâm nhập.