Một số cách sử dụng nhân sâm hiệu quả không phải ai cũng biết

Có rất nhiều cách sử dụng nhân sâm hàn quốc hiệu quả được các chuyên gia sức khỏe thẩm định về độ an toàn. Tuy nhiên, cách sử dụng nhân sâm Hàn quốc như thế nào để hiệu quả và ai là đối tượng cần sử dụng nhân sâm, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Một số cách sử dụng nhân sâm hiệu quả không phải ai cũng biết 1

1. Có bao nhiêu loại nhân sâm trên thế giới?

Theo tiếng Pháp, danh từ “Panacée” có ý nghĩa là thuốc chữa bách bệnh, lấy chữ trong từ Panax, là tên La tinh của Nhân sâm, loại dược liệu quý chữa bách bệnh được dùng từ rất lâu đời.

Ở các nước phương Tây, trong nhiều thập kỷ nay, Nhân sâm được dùng với tác dụng cải thiện, nâng cao thể lực và trí lực.

Người ta thường dùng đơn độc Nhân sâm hoặc phối hợp nó với các dược chất khác dưới dạng viên nang, cốm hoặc cao lỏng.

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại Nhân sâm, tuy nhiên loại Sâm tốt và thường được sử dụng phổ biến có tên khoa học là Panax ginseng CA Meyer có nguồn gốc ở Mãn châu và mọc hoang ở phía Bắc Triều Tiên.

Hiện nay loại Nhân sâm này được trồng phổ biến ở Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc. Ngoài ra còn có loại Nhân sâm khác có tên khoa học là Panax Quinque folius L, ở vùng Bắc Mỹ, loại Panax pseudoginseng Wall Aulsp. P.jafonicus và Panax notoginseng được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

2. Nhân sâm đứng đầu trong 4 vị thuốc quý

Nhân sâm có nhiều loại khác nhau, nhưng quý và được ưa chuộng nhất là nhân sâm Triều Tiên. Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

Theo Đông Y, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí.

Ứng dụng lâm sàng  dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm.

Đối với người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.

3. Công dụng hỗ trợ điều trị bệnh của nhân sâm

3.1 Điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể

Nhân sâm có tác dụng tăng cường thể lực, điều hòa hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại được với những tác nhân gây bệnh từ môi trường.

3.2 Cân bằng đường huyết

Nhiều nghiên cứu về Nhân sâm trong việc điều trị bệnh đái tháo đường, kết quả cho thấy sự chuyển biến tích cực trên với những bệnh nhân được điều trị có sử dụng thêm Nhân sâm. Tuy nhiên, tác dụng của Nhân sâm trong việc cân bằng đường huyết cần phải được nghiên cứu kỹ hơn nữa.

3.3 Nâng cao thể lực

Nhân sâm có chứa các hợp chất có tác dụng tăng cường thể lực cho cơ thể. Theo y học cổ truyền tác dụng đại bổ nguyên khí của Nhân sâm cũng chính là tác dụng làm thể lực theo y học hiện đại.

3.4 Một số tác dụng khác

Nhân sâm có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ ở độ tuổi trung niên đặc biệt là ở giai đoạn tiền mãn kinh và chất lượng sinh lý ở đàn ông, tăng chất lượng tinh trùng.

4. Cách sử dụng nhân sâm mang lại hiệu quả cao

4.1 Pha trà nhân sâm
Một số cách sử dụng nhân sâm hiệu quả không phải ai cũng biết 2
Nhân sâm dùng pha trà

Dùng nhân sâm tươi: Thái nhân sâm thành các lát mỏng, sau đó mỗi lần lấy khoảng 1 – 2g cho vào nước sôi pha trà. Khi uống trà có thể nhai và nuốt cả miếng nhân sâm.

Tán bột sâm: Sau khi sấy khô nhân sâm tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 1 – 2 g bột sâm pha với nước sôi rồi uống.

4.2 Ngậm sâm tươi

Thái nhân sâm thành các lát mỏng rồi ngậm trong miệng, đến khi miếng sâm mềm thì có thể nhai nuốt. Một ngày ngậm 3 – 4 lát là đủ.

4.3 Ngâm mật ong

Thái nhân sâm thành các lát mỏng rồi ngâm trong mật ong, sau đó để trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần lấy 1 thìa nhân sâm mật ong pha nước ấm uống.

4.4 Sắc nước uống

Mỗi ngày dùng khoảng 5 – 10g sâm sắc lấy nước uống.

4.5 Nấu cháo ăn

Thái lát nhân sâm sắc nước kĩ, sau đó thêm gạo vào nấu cháo. Có thể kết hợp đậu đỏ, táo đỏ, hạt sen để thơm ngon hơn.

5. Một số bài thuốc điều trị bệnh từ nhân sâm trong Đông Y

5.1 Độc vị Nhân sâm

Dùng trong các trường hợp khí huyết hư, thất huyết (mất máu), tứ chi lạnh, thở nhanh nông, mạch yếu.

5.2 Bài thuốc “Tứ vật thang” (Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo)

Được dùng trong các trường hợp Tỳ vị hư nhược, ăn uống kém, mệt mỏi, tứ chi vô lực, rối loạn tiêu hóa.

5.3 Nhân sâm và Lộc nhung

Dùng trong các trường hợp đoản hơi, đoản khí, ra mồ hôi trộm (đạo hãn), mệt mỏi, tứ chi vô lực, mạch yếu… hoặc các trường hợp hay bị hồi hộp đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ, hay quên (kiện vong), tăng cường sinh lý ở cả đàn ông và phụ nữ. Mỗi ngày dùng 4 – 12g.

Một số cách sử dụng nhân sâm hiệu quả không phải ai cũng biết 3
Nhân sâm có thể kết hợp với các nguyên liệu khác thành bài thuốc điều trị bệnh

6. Những ai không nên sử dụng nhân sâm

6.1 Nhân sâm bổ khí tăng cường sinh lực, nhưng có một số đối tượng không nên dùng nhân sâm:
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người tỳ vị hư hàn thường sôi bụng, đại tiện lỏng, tiêu chảy, đầy chướng bụng.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch không nên dùng.
  • Trẻ nhỏ không nên dùng sâm.
  • Người khỏe mạnh cũng nên thận trọng khi dùng nhân sâm.
  • Nếu không có thể khiến huyết áp tăng cao, miệng lưỡi khô, đại tiện táo.

Như vậy nhân sâm có tác dụng khá tốt đối với sức khỏe. Nhưng nếu không biết cách dùng mà tùy ý sử dụng hay lạm dụng dùng quá nhiều sâm có thể gây nguy hại tới sức khỏe.

Một số cách sử dụng nhân sâm hiệu quả không phải ai cũng biết 4
Trẻ em không nên sử dụng nhân sâm
6.2 Những trường hợp sau đây cần phải thận trọng trong việc sử dụng nhân sâm

Phụ nữ sau sinh huyết xông lên, cảm mạo mới phát kèm theo phát sốt, mới thổ huyết (nôn ra máu), viêm gan mật cấp tính, viêm đường tiêu hóa cấp tính, đau bụng đi ngoài kèm nôn mửa.

Viêm loét dạ dày cấp tính và kèm theo xuất huyết, bị giãn phế quản, ho ra máu (khái huyết), bệnh tăng huyết áp, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 14 tuổi… Những trường hợp trên tốt nhất cần phải có sự tư vấn sử dụng cụ thể từ các bác sĩ.