629 lượt xem
Yến sào từ xa xưa được xếp vào hàng cao lương mĩ vị. Yến sào có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, bổ và hấp dẫn, đơn giản nhất là yến chưng đường phèn…
Trong yến sào có chứa khoảng 55% protein không béo (Tùy thuộc vào yến được nuôi trong nhà hay yến đảo tự nhiên mà tỷ trọng protein này sẽ khác nhau) cùng 18 loại axit amin cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cơ thể.
Các loại Axit Amin có trong yến sào có thể kể đến như: Arginine, Histidine, Lysine, Cystine, Tryptophan, Serine, Leucine, Proline, threonine, Glutamic… và cùng nhiều các nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.
Giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, phục hồi làn da cho chị em phụ nữ, tăng cường sinh lực và bồi bổ sức khỏe cho người già yếu – người bệnh vừa mổ hay đang trong giai đoạn hồi phục.
Hàm lượng Canxi trong tổ yến vào khoản 503,6 – 2071,3 mg/g và hàm lượng natri khoảng 39,8 – 509,6 mg/g.
Trong 100g yến sào thì giá trị năng lượng mà nó mang lại là 345 kcal.
Không một ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà yến sào mang lại. Yến sào thường làm tổ ở những vách núi cheo leo hiểm trở nên để thu hoạch được tổ yến sào, những người thợ phải vô cùng khéo léo cẩn thận.
Lấy được tổ yến không hề dễ dàng nên cách chế biến tổ yến cũng không đơn giản. Nếu không biết cách chế biến bạn sẽ thấy cực kỳ khó và nản chí.
Tuy nhiên nếu biết cách chế biến tổ yến cũng rất đơn giản và dễ làm. Yến sào là loại thực phẩm rất kén cách chế biến, chính vì vậy mà bạn cần cẩn trọng hơn trong khâu chế biến tổ yến để làm ra món ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và thơm ngon.
Đầu tiên muốn chế biến tổ yến tiết kiệm chi phí thì bạn phải xác định được đối tượng nào cần sử dụng yến và mục đích sử dụng để làm gì. Từ đó bạn sẽ biết rõ là nên chọn loại yến nào để phù hợp với đối tượng dùng, cách chưng lâu hay nhanh và bảo quản như thế nào.
Với những gia đình có điều kiện họ sẽ thay đổi từng loại yến cao cấp và thay đổi món ăn để cải thiện khẩu vị. Nhưng với những người bình dân thì có thể chọn yến thô, dù yến thô hay yến tinh chế thì giá trị dinh dưỡng là như nhau. Trong khi đó giá cả của yến thô mềm hơn nhiều. Nếu chế biến tổ yến nhằm mục đích bồi bổ sức khỏe thì yến chưng đường phèn là giải pháp tốt nhất.
Yến chưng cách thủy và sử dụng nồi chưng yến là 2 cách chế biến tổ yến thông dụng nhất hiện nay. Cả 2 cách đều cho ra những chén yến nguyên chất và có giá trị dinh dưỡng cao.
Bạn nên dùng chén sứ có nắp đậy để chưng yến thay bằng chưng nhựa hay thủy tinh. Vì chưng yến bằng chén sứ sẽ đảm bảo yến không bị bay mất dinh dưỡng vốn có mà lại cho một sản phẩm yến cực kỳ ưng ý.
Để đảm bảo sức khỏe bạn nên ăn yến mỗi ngày, đặc biệt là những lúc bụng đói cơ thể sẽ hấp thu được dưỡng chất tốt hơn từ yến sào. Yến sào chỉ nên dùng một mình chứ không ăn chung với các thực phẩm khác. Không được ăn vặt sau khi ăn yến vài giờ để cơ thể có thể hấp thu dinh dưỡng có trong yến một cách hoàn hảo nhất.
Không nên ăn quá nhiều yến cùng một lúc bởi loại thực phẩm nào cũng cần có thời gian cho cơ thể cảm nhận và hấp thụ. Ăn một lần quá nhiều yến chỉ gây lãng phí mà giá trị dinh dưỡng cũng không hấp thu hết được vào cơ thể cùng lúc. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi bổ sung một lượng yến vừa đủ mỗi ngày.
Đây là cách chế biến yến sào đơn giản và được nhiều người lựa chọn để chế biến nhất. Để chế biến yến chưng đường phèn thì bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bạn ngâm tổ yến sào trong nước chừng 20 – 30 phút cho sợi yến nở ra. Rây yến để lọc bỏ nước rồi cho vào một chiếc chén sứ nhỏ có nắp đậy, đổ nước sạch khoảng 150 – 200ml cho ngập mặt yến và cho vào nồi chưng cách thủy.
Bước 2: Tính từ khi nồi sôi, bạn chưng yến cách thủy trong khoảng 20 phút là được. Cho thêm 2 – 3 muỗng đường phèn và gừng xắt sợi (tùy theo sở thích) trước khi tắt bếp 5 phút. Tới đây là bạn có thể thưởng thức món ăn được rồi.
Ngoài tác dụng của yến sào thì gừng thêm vào còn giúp hỗ trợ tiêu hoá, thận, chống viêm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng…
Cách sử dụng yến sào hiệu quả này sẽ tạo cho bạn một món ăn thơm ngon, gây nghiện với những nguyên liệu cần thiết là:
Thực hiện như sau:
Trước tiên, bạn lột vỏ lụa của hạt sen, dùng tăm loại bỏ tim sen, ngâm hạt sen tươi trong nước lạnh. Trước khi chế biến bạn cần hấp mềm hạt sen để tiết kiệm thời gian bạn có thể hấp hạt sen trong nồi cơm điện.
Bạn làm sạch vỏ củ năng, thái hạt lựu và luộc trong khoảng 20 phút.
Tổ yến tinh chế ngâm trong nước cho nở mềm.
Yến sào chưng củ năng hạt sen là một món chế biến tương đối đơn giản, bạn chỉ việc cho tất cả nguyện liệu vào chung rồi hấp cách thủy chừng 10 phút, hãy lưu ý chỉ cho đường phèn vào khoảng 5 phút trước khi tắt bếp để đảm bảo hương vị.
Đây là món ăn dễ chuẩn bị lại bổ dưỡng và thơm ngon.
Chè yến hấp dẫn, giải nhiệt trong những ngày nắng nóng và bổ sung nhiều năng lượng cần thiết cho cả bạn và gia đình.
Ngoài công dụng của yến hạt sen còn tốt cho hệ thần kinh, người bị mất ngủ, kém ăn, thiếu máu, chống lão hoá giải khát…
Trong yến sào đã chứa rất nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết, kết hợp với lá dứa món ăn sẽ có thêm tác dụng ổn định đường huyết, giải cảm, hỗ trợ thần kinh, xương khớp…
Quy trình chế biến của món yến sào chưng lá dứa cũng rất đơn giản:
Trước tiên ta nấu nước lá dứa rồi cho nước lá dứa vào thố chung với tổ yến, chưng cách thủy cho đến khi đạt được độ mềm cần thiết. Trước khi tắt bếp khoảng 5 phút bạn hãy cho thêm đường phèn vào để bảo toàn mùi thơm và hương vị của tổ yến và lá dứa. Cách làm thật đơn giản là bạn đã có ngay món yến sào chưng lá dứa thơm ngon.