149 lượt xem
Đậu xanh là một trong những loại ngũ cốc phổ không còn xa lạ đối với người Việt. Đậu xanh có vị ngọt, tanh, tính hàn, không độc,có thể giải được trăm thứ độc, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, hạ huyết áp, đẹp da…, hạt sen có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh. Nếu kết hợp 2 nguyên liệu này với tổ yến sẽ tạo ra một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt, món ăn này giúp giải nhiệt cực tốt cho mùa hè.
Trong yến tồn tại hầu hết các acid amin tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tác dụng nổi bật của các acid amin quý và thiết yếu trong yến là tạo tế bào mới và duy trì hoạt động của tế bào, chống lão hóa, tức là làm mới sự sống và duy trì sự sống, sống khỏe hơn và ít bệnh tật hơn. Vì thế mà người ta nói yến có tác dụng “cải lão hoàn đồng”.
Là loại thực phẩm mà từ xa xưa đã được xem như một món ăn giá trị và quyền quý. Nó xuất hiện ở một số các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia,… và được tạo ra bằng chính nước dãi của chim yến trống và chim yến mái.
Được chia làm rất nhiều loại dựa theo nguồn gốc, theo màu sắc và theo quan niệm của những người sành sỏi về yến. Trong đó bạch yến là loại yến được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, ngoài ra còn một số loại yến như huyết yến, hồng yến,…
Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều kết quả cho thấy tác dụng tích cực của đậu xanh đối với sức khỏe con người. Vì thế, ngày nay đậu xanh được mệnh danh là “Thực phẩm của tương lai”.
Hạt đậu xanh có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2 – 2,5mm. Ở Việt Nam, đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm các món ăn như xôi, chè, bánh chưng, bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn như giá đỗ.
Theo Đông Y Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tác, giảm đau sưng.. Hạt đậu xanh tốt cho sức khỏe tim mạch, tốt cho dạ dày, có tác dụng lợi tiểu… Nhờ những công dụng đó, đậu xanh được người dân chế biến thành các món ăn, hay tinh bột để phòng tránh bệnh tật.
Theo các nghiên cứu khoa học Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid.
Thanh nhiệt, giải độc
Với đặc điểm vị ngọt, tính mát nên món chè đậu xanh được xem như một món ăn vặt khá phổ biến trong mùa hè để giải nhiệt và thanh lọc, làm mát cơ thể bằng cách nấu nước uống với 3 loại đỗ xanh, đỗ đen và đỗ đỏ (lượng bằng nhau). Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hằng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai.
Đặc biệt, đậu xanh trong bánh chưng có tác dụng nhuận tràng, kháng khuẩn, hạn chế ngộ độc…là món ăn rất thích hợp cho người suy nhược, người già, trẻ em khó lên cân.
Không những thế đậu xanh còn có tác dụng giải độc rất tốt, hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn gấp 3 lần so với các loại ngũ cốc khác, hàm lượng protein và chất béo cần thiết cho cơ thể cao nên đậu xanh giúp phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy nhanh chóng.
Đậu xanh có tác dụng tốt cho thanh quản
Theo Đông y, đậu xanh chính là cứu tinh dành cho những người thường xuyên phải làm việc bằng giọng nói như giáo viên, diễn giả, ca sĩ, phát thanh viên, biên tập viên.
Điều này là do, đậu xanh có vị ngọt, mát, có giải nhiệt nên làm dịu thanh quản hiệu quả. Ngoài ra, trong giá đậu xanh cung cấp vitamine C và E có khả năng chữa khàn tiếng cực kì tốt.
Giúp xương chắc khỏe
Đây là một trong những công dụng của đậu xanh phải nói đến. Nếu thường xuyên bị mỏi cơ hoặc đau nhức xương khớp thì bạn nên ăn các món ăn từ đậu xanh vì thành phần vitamin C và các chất chống oxy hóa trong đậu xanh sẽ ngăn cản quá trình lão hóa và giúp làm trẻ lại các dịch nhờn trong các khớp xương, tái tạo các tế bào cơ, kết hợp với vitamin K và B sẽ tăng cường sức khỏe xương và hỗ trợ ngăn chặn các bệnh viêm nhiễm và loãng xương.
Ngừa ung thư cực tốt
Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.
Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%. Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.
Trong thành phần của mỗi 100g hạt sen tươi có chứa 350 calo, 63 – 68g carbohydrate, 17 – 18g protein, 1,9 – 2,5g mỡ, ngoài ra còn có những thành phần khác như nước, khoáng chất chủ yếu là natri, kali, canxi, photpho. Hạt sen nhờ vậy được coi là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Từ hạt sen, các bà nội trợ có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như mứt hạt sen, cháo hạt sen, chè sen, các món canh nấu…
Ngoài ra, sự kết hợp của hạt sen với nhiều nguyên liệu khác nhau sẽ có những công dụng nhất định cho sức khỏe con người. Bạn hãy tận dụng loại hạt đặc trưng của đất nước làm những món ăn giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.
Bước 1: Ngâm tổ yến trong nước khoảng 30 – 40 phút, sau đó rửa sơ qua rây cho tổ yến sạch đi bụi bẩn và tạp chất.
Bước 2: Hạt sen rửa sạch, đậu xanh bạn ngâm vào nước ấm khoảng 20 phút để đậu xanh được mềm.
Bước 3: Cho đường phèn vào 1 nồi nước nhỏ. Đong 1 chén nước đầy vào nồi, nấu sôi cho đến khi đường phèn tan hết là được. Bạn có thể cho vài cọng lá dứa vào cho đường phèn được thơm hơn.
Bước 4: Bạn cho yến vào thố sứ có nắp đậy để chưng yến. Bạn chưng yến khoảng 15 – 20 phút với lửa vừa.
Bước 5: Ninh nhừ đậu xanh, hạt sen với đường phèn khoảng 20 phút, sau đó đem ra để nguội.
Bước 6: Khi thưởng thức bạn chỉ cần cho tổ yến đã chưng vào đậu xanh, hạt sen ninh nhừ là sẽ được món Tổ yến chưng hạt sen, đậu xanh.
Phục hồi sức khỏe, tăng cường sinh lực, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt cho cơ thể.
Do các acid amin có trong tổ yến sào rất dễ bị phân hủy trong nhiệt độ cao. Nên khi chế biến yến, bạn cần chú ý:
Chưng yến cách thủy, không nấu trực tiếp: Bạn để yến vào 1 cái chén hoặc tô, để nước sâm sấp. Sau đó lại để chén yến trong 1 nồi nước sao cho nước trong nồi khi sôi không tran vào trong chén. Đun sôi đến khi thấy vừa ăn là được.
Nếu bạn cần nhanh, có thể nấu trực tiếp: Làm chín các nguyên liệu khác (đậu xanh, hạt sen, đường phèn nấu chín) trước khi cho yến vào.
Nước nấu với đường phèn, đậu xanh hay hạt sen đã chín, nêm vừa ăn. Cho yến đã ngâm nở vào khi đang sôi, quấy đều 2 phút là tắt bếp và có thể dùng được.