Trang chủ » Linh chi đỏ – Tạm biệt tàn nhang, xua tan vết nám
Linh chi đỏ – Tạm biệt tàn nhang, xua tan vết nám
11 Tháng Mười, 2019
69 lượt xem
Nỗi lo về làn da sạm màu, các vết nám, đốm nâu đến với phụ nữ miền nhiệt đới ngày càng nhiều. Ánh nắng chiếu hàng ngày có chứa tia cực tím là nguyên nhân chính làm sản sinh hắc tố melanin. Để giải quyết nỗi lo này, cùng Sâm Yến Linh Chi tham khảo bài viết dưới đây về công dụng của Nấm Linh Chi đỏ đối với làn da nhé !
1. Nám da, tàn nhang là do đâu?
1.1 Yếu tố bên trong:
Di truyền: 20 – 70% người bị nám da, tàn nhang là do di truyền từ người thân, đây là tỉ lệ khá cao và việc điều trị dứt điểm cũng rất khó khăn vì chúng dễ tái phát.
Sự thay đổi nội tiết tố: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,… làm lượng estrogen giảm, các hắc tố melanin tăng cao dẫn đến nhiều thay đổi về da như nhăn nheo, sức đàn hồi giảm, nám và tàn nhang ngày một nhiều.
Stress, căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên: Cuộc sống khó tránh khỏi những áp lực. Khi liên tục gặp phải những áp lực và căng thẳng sẽ tăng nguy cơ lão hóa gây các vấn đề về nám da, mụn, nếp nhăn,…
Tuổi tác: Estrogen suy giảm, kích thích sản sinh melanin là nguyên nhân gây nám da và tàn nhang.
1.2 Yếu tố bên ngoài:
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Trong ánh nắng mặt trời tiềm ẩn tia UV không chỉ làm da dễ kích ứng, bỏng rát mà còn sản sinh melanin gây sạm nám, tàn nhang,…
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu nước, uống bia rượu, thuốc lá,… làm nám phát triển mạnh mẽ hơn.
Mất ngủ: Mất ngủ thường xuyên hay thức khuya dễ dàng kích hoạt các Melanin dưới da hoạt động. Khi càng về lớn tuổi, Melanin tích tụ càng nhiều và bùng phát thành những mảng nám, đồi mồi trên da.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc: Dùng một số thuốc gây nám da, tàn nhang như thuốc tránh thai, thuốc chữa loạn thần Clopromazin và thuốc chữa dị ứng Phenothiazin, các loại thuốc nhóm kháng sinh Cyclin,…
Lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen dùng kem trộn hoặc các loại mỹ phẩm có nguồn gốc không rõ ràng trên thị trường. Ban đầu sử dụng có thể thấy trắng da, mờ nám tuy nhiên sau một thời gian da sẽ bị bào mòn, yếu dần và dễ tổn thương với tác động từ môi trường, nhất là ánh nắng mặt trời chứa tia tử ngoại, khói bụi,…
Thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính: Các tia bức xạ từ máy tính sẽ khiến da sạm màu, thô sần, lâu dần sẽ phá vỡ cấu trúc collagen khiến da trở nên thiếu sức chống đỡ với tác động từ môi trường.
2. Thảo dược huyền thoại mang tên “Linh Chi”
Hơn cả một loại thảo dược quý, linh chi đã từng được xem là một huyền thoại hơn cả Nhâm Sâm. Đứng đầu tiên trong Thần Nông Bản Thảo Kinh.
Linh Chi đứng đầu của thượng phẩm được xem là công năng thần kì, chữa bách bệnh, dùng thời gian lâu không hại, nó có thể giúp người ta diên niên trường thọ.
Trong lịch sử đã có rất nhiều người tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều không được. Mà mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật tên là Zenzaburo Kasai và Yukio Naoi, giáo sư thuộc phân khoa nông nghiệp, của đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống nên người ta mới trồng được loại nấm này một cách qui mô. Từ đó, linh chi được trồng và sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại.
3. Công dụng của từng loại linh chi
3.1 Linh chi xanh
Hay còn còn là Thanh Chi hay Long chi có màu xanh, nấm không chứa độc tố, tính bình, có vị chua.
Thanh chi dùng trong các trường hợp mắt mờ, có tác dụng làm sáng mắt, bổ gan, thanh nhiệt giải độc gan, giúp ổn định hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ…
3.2 Linh chi đỏ
Còn có tên gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi có màu đỏ. Nấm loại này có vị đắg, tính bình, không chứa độc tố.
Có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ máu, tốt cho hệ tim mạch, chữa trị chứng khó thở, đau tức ngực…
3.3 Linh chi vàng
Còn được gọi là Hoàng chi hay Kim chi, màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc, chuyên trị an thần, ích tì khí.
3.4 Linh chi trắng
Còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, màu trắng vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.
3.5 Linh chi đen
Linh chi đen còn được gọi là Hắc chi hay Huyền chi, màu đen vị mặn, tính bình, không độc trị chứng bí tiểu, ích thận khí.
3.6 Linh chi tím
Còn được gọi với tên Tử chi hay Mộc chi, màu tím vị ngọt, tính ôn, không độc, đặc trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
4. Linh chi đỏ có dược tính mạnh nhất
Có 6 loại linh chi với màu sắc khác nhau như: Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen.
Cả sáu loại đều có tính năng giúp người ta thân thể khinh linh, trẻ mãi không già, tiêu sái, trường thọ.
Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân viết là “dùng lâu, không già, người nhẹ nhàng, sống lâu như thần tiên”.
Thế nhưng, người ta nghiên cứu được rằng, trong 6 loại thì nấm Linh Chi Đỏ là loại có dược tính mạnh nhất.
5. Tác dụng kì diệu của Linh Chi Đỏ trong làm đẹp, dưỡng trắng, loại bỏ nám, tàn nhang
Vì nám hình thành chủ yếu do những tác động bên trong cơ thể, do đó để có phương pháp chữa trị hiệu quả và muốn duy trì lâu dài kết quả cần phải có khả năng tác động 2 chiều: Vừa xử lý nám trên bề mặt da, Vừa ngăn chặn việc hình thành nám từ bên trong cơ thể và dưỡng ẩm.
5.1 Sử dụng nấm linh chi giúp trắng da và trị sạch được các nám – tàn nhang
Nấm Linh Chi có chứa hơn 400 hoạt chất giúp cải thiện sức khỏe và trong đó 5 thành phần tạo nên công dụng kì diệu của Nấm Linh Chi, bao gồm: Polysaccharides, Germanium hữu cơ, peptide, triterpenes và tinh chất Acid ganoderic.
Với nhiều hoạt chất chống oxy hóa cao như vậy, nấm linh chi đỏ có khả năng ngăn chặn được các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa được lão hóa và đánh tan được các lớp melanin tích tụ. Từ đó mang đến khả năng xóa tan nám, tàn nhang vượt trội mà không có loại thảo dược nào làm được.
5.2 Bên cạnh hiệu quả trị nám, nấm linh chi đỏ còn giúp:
Linh chi là bí quyết lưu giữ tuổi thanh xuân tươi trẻ cho chị em.
Nấm linh chi đỏ giúp trị nám thần kì như vậy, nhưng đáng tiếc là trước đây có thể chị em chưa biết nhiều về loại thảo dược linh chi đỏ này. Hi vọng qua bài viết trên đây, chị em có thể tìm được cho mình một giải pháp đẩy lùi tình trạng nám da, tàn nhang một cách an toàn và hiệu quả nhé !