Làm thế nào để lựa chọn được nhân sâm tươi có hình dáng đẹp nhất?

Từ ngàn xưa nhân sâm đã được biết đến chính là một trong những bài thuốc quý hiếm được ưu tiên sử dụng cho các vua chúa triều đình tại Hàn Quốc. Nhân sâm được chế biến và sử dụng theo nhiều cách khác nhau phù hợp với đối tượng và mục đích sử dụng. Tuy nhiên không phải ai mua sâm cũng hiểu rõ về sâm và có thể lựa chọn được những củ sâm có hình dáng đẹp, vì thế khâu lựa chọn nhân sâm càng không hề đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách lựa chọn được nhân sâm có hình dáng đẹp nhất. Mời quý khách cùng tham khảo.

Làm thế nào để lựa chọn được nhân sâm tươi có hình dáng đẹp nhất? 1

1. Hướng dẫn cách chọn nhân sâm tươi

Nhân sâm tươi được trồng nhiều ở các quốc gia trên thế giới nhưng nhân sâm tươi Hàn Quốc vẫn được đánh giá cao hơn nhờ hàm lượng saponin cao hơn các loại nhân sâm tươi khác. Để tránh mua phải những sản phẩm nhân sâm tươi kém chất lượng, khi chọn mua nhân sâm tươi bạn cần chú ý những điều sau:

  • Củ nhân sâm tươi chất lượng phải là loại sâm có tuổi thọ khoảng 6 năm, củ to, phần thân to, dài và rắn chắc, có hình trụ dài hoặc hình vuông, phần rễ thô và ngắn, có màu vàng tươi và rất ít rễ phụ.
  • Nhân sâm tươi non là loại nhân sâm tươi chưa đạt 6 năm tuổi, củ nhỏ, thường có màu vàng nhạt, khi rửa mạnh tay sâm sẽ bị nhủn ra. Khi mua bạn không nên chọn loại này bởi chúng có ít dưỡng chất và chỉ có thể dùng để chế biến món ăn.
  • Nhân sâm tươi chất lượng có mùi thơm đặc trưng, khi sử dụng mùi của nhân sâm tươi sẽ lan tỏa khắp nơi.

2. Làm thế nào để nhận biết nhân sâm tươi giả, sâm kém chất lượng?

Làm thế nào để lựa chọn được nhân sâm tươi có hình dáng đẹp nhất? 2
Nhân sâm tươi có hình dáng đẹp

Nhân sâm tươi giả thường được làm từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục, niễng rừng và hoa sơn sâm. Trong đó phổ biến là cách làm giả nhân sâm tươi bằng sâm đất và thương lục. Cách nhận biết như sau:

  • Củ nhân sâm tươi làm từ sâm đất sẽ có hình nón hoặc hình thoi, rễ có nhiều nhánh, dài khoảng 15 – 20cm, đầu đỉnh là phần còn sót lại của rễ.
  • Khi chưa được gia công chế biến, củ sâm sẽ có bề mặt màu đen nâu, thô ráp, nhiều vằn. Sau khi đã gia công thì bề mặt có vằn màu vàng nâu, thô ráp. Loại sâm này khá giòn, bạn hoàn toàn có thể dùng tay bẻ gãy, bên trong sẽ có chất keo mờ, khi nếm thử sẽ thấy có vị ngọt.
  • Củ nhân sâm tươi làm từ thương lục sẽ có hình trụ, đầu trên khá ráp và nhỏ dần xuống dưới rễ, mỗi củ sâm sẽ dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng hoặc nâu đen.
  • Tuy nhiên ngược lại với sâm đất, củ sâm làm từ thương lục sẽ rất dai và khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng hoặc nâu đen, khi ngửi thấy có mùi tanh, vị đắng, hơi cay và chua.

3. Những lưu ý cần biết khi sử dụng nhân sâm tươi

Nhân sâm tươi là loại thảo dược có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa da và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Nhân sâm tươi là loại sâm 6 năm tuổi mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Khi sử dụng nhân sâm tươi cần ghi nhớ những điều sau:

3.1 Cần bỏ phần lô sâm (núm rễ) trước khi dùng

Khi sử dụng nhân sâm tươi bạn nên cắt bỏ các núm rễ hay còn gọi là lô sâm của củ sâm.Lô sâm có thể gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng như buồn nôn, chóng mặt. Hầu hết những sản phẩm khô hay chế biến đều đã được cắt bỏ phần này bởi vì chúng không chứa chất dinh dưỡng.

Làm thế nào để lựa chọn được nhân sâm tươi có hình dáng đẹp nhất? 3
Cần cắt bỏ lô sâm (núm rễ) trước khi sử dụng
3.2 Nhân sâm tươi có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau

Nhân sâm tươi có thể được sử theo dụng nhiều cách khác nhau, bạn có thể đem hãm trà uống, nghiền thành bột, ngâm rượu, hầm gà, hoặc nấu cháo ăn,… Tùy vào sở thích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chế biến nhân sâm tươi thành những món ăn thức uống thơm ngon bổ dưỡng.

3.3 Không được sử dụng nhân sâm tươi cho các đối tượng sau:

Mặc dù nhân sâm tươi là “thần dược” đối với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được nó:

  • Những người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
  • Người rối loạn tiêu hóa, hay bị đau bụng đi ngoài, ra phân lỏng, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, viêm lét dạ dày, đau dạ dày.
  • Người mắc các bệnh cấp tính như viêm gan cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày cấp tính, viêm amidan cấp tính,…
  • Những ai đang mắc phải các trường hợp như: Viêm túi mật, tiêu chảy, ngoại cảm, người sử dụng thuốc tụ huyết, người di tinh, mắc bệnh tự miễn, lao phổi,…
  • Người bị cảm mạo, sốt, phế quản, bị lao, ho ra máu,…
  • Người dưới 18 tuổi xuất tinh sớm, bị di tinh, mộng tinh.
  • Phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi.
3.4 Không được dùng nhân sâm tươi vài buổi tối

Nên sử dụng nhân sâm tươi vào buổi sáng, trưa, chiều, không nên dùng buổi tối. Vì nó có tác dụng kích thích thần kinh, tăng hưng phấn, cải thiện sự minh mẫn giúp não bộ hoạt động hiệu quả nếu sử dụng vào buổi tối sẽ dẫn đến trằn trọc, mất ngủ.

Làm thế nào để lựa chọn được nhân sâm tươi có hình dáng đẹp nhất? 4
Nhân sâm có thể chế biến thành nhiều món ăn, tuy nhiên không nên dùng sâm vào buổi tối

3.5 Sau khi dùng nhân sâm tươi không được ăn hải sản

Không nên dùng nhân sâm tươi chung với củ cải và các loại hải sản. Vì hải sản giúp đại hạ khí còn nhân sâm tươi giúp đại bổ khí. Tác dụng của chúng hoàn toàn đối nghịch nhau nên khi kết hợp lại với nhau sẽ không có lợi cho cơ thể.

Để nhân sâm có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc sức khỏe hay hỗ trợ điều trị và không gây ra những tác dụng phụ nào hại đến sức khỏe thì chỉ nên dùng nhân sâm với liều lượng vừa phải ,tránh tình trạng quá lạm dụng sẽ không tốt.

Có thể dùng nhân sâm ngâm mật ong, ngâm rượu, chế biến món ăn, pha trà nhân sâm,…để đem đến những công dụng tốt cho sức khỏe.