Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công

Tìm hiểu về cách gieo trồng nhân sâm là công đoạn cực kỳ cần thiết đối với nông dân muốn trồng loại cây thảo dược này. Nhân sâm lâu nay vốn đã rất nổi tiếng ở “Xứ sở kim chi” mà giờ đây nó đã phổ biến ở rất nhiều nước và trong đó có Việt Nam. Gieo trồng nhân sâm đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để có thể làm ra những củ nhân sâm 6 năm tuổi chất lượng, đúng chuẩn Hàn Quốc. Cùng thao khảo bài viết dưới đây để có được kinh nghiệm về kỹ thuật gieo trồng nhân sâm cho kết quả tốt.

Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công 1

1. Giới thiệu sơ lược về nhân sâm

Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Mey, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) hoặc họ Ngũ gia bì…Là thực vật âm tính, ưa khí hậu ôn hòa, mát mẻ, sợ ánh mặt trời mạnh chiếu trực tiếp, kị mưa và nhiệt độ cao, sợ gió nóng. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển là 20 – 28oC.

Nhân sâm có chứa nhiều: Glucoxit, acid amin, các loại chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, tinh dầu, adcid sunfuric, đường mạch nha, đường saccazo, đường glucose, nhưa quả, vitamin A, B1, B2, C rất tốt cho sức khỏe…

Nhân sâm có tác dụng tăng lực, tăng cường vận động cơ thể, tăng sức bền, giảm mệt mỏi thể chất, rút ngắn thời gian phục hồi sau khi vận động quá độ…

Có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: Cải thiện trí nhớ, gia tăng khả năng tư duy, cải thiện thị giác, thính giác.

Có tác dụng trên hệ tuần hoàn, hệ tim mạch: Phục hồi tuần hoàn máu não, làm tăng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu cho những người thiếu máu, làm giảm lượng cholesteron toàn phần và rất nhiều công dụng khác.

2. Nhân sâm được phân thành mấy loại?

Tùy theo cách chế biến, bảo quản nhân sâm Hàn Quốc được phân loại như sau:

2.1 Nhân sâm tươi
Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công 2
Nhân sâm củ tươi

Là loại sâm vừa được thu hoạch từ trong đất. Để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi.

Có nhiều cách để dùng sâm tươi như: Ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…

2.2 Bạch sâm

Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước.

Khi đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô hoặc thân sâm khô, rễ sâm khô.

2.3 Hồng Sâm
Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công 3
Hồng sâm

Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14%.

Ruột sâm chuyển màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm và lương sâm.

Trong quá trình chưng hấp sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên hồng sâm được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi lứa tuổi.

3. Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công

3.1 Chọn hạt giống tốt

Với những hạt giống được coi là tốt để trồng nhân sâm hàn quốc là vỏ cứn của hạt  nhân sâm đã bóc tách. Hạt giống này đươc chọn từ nhấn âm bốn tuổi vào giữa tháng bảy và khi quả của nó có một màu đỏ rực rỡ và đẹp nhất.

Sau khi xử lí lạnh hạt giống, ngâm hạt, ủ nẩy mầm rồi khi cây cao khoảng 5 – 7 cm cấy vào bầu, hoặc có thể trồng trực tiếp ra ruộng sẩn xuất.

3.2 Ươm hạt giống
Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công 4
Nhân sâm củ tươi

Lượng hạt cần cho 360m2 khoảng 0.2 – 0.3 kg hạt giống.

Bước 1: Trước khi gieo hạt cần bảo quản hạt trong ngăn mát tủ lạnh giúp tạo mùa đông giả cho hạt.

Bước 2: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong vòng 5 giờ. Nên pha thêm dung dịch kích mầm atonik.

Bước 3: Vớt hạt, rửa lại bằng nước sạch, ủ trong khăn ẩm trong 3 ngày. Mỗi ngày rửa chua cho hạt 1 lần vào cuối giờ chiều.

Bước 4: Mang hạt giống ra ươm.

  • Ươm trong bầu: Chọn bầu  đường kính D = 9 – 12 cm, dùng que chọc giữa túi bầu sâu khoảng 2cm. Cho hạt vào dùng cát mịn phủ kín bề mặt bầu, phủ lên trên 1 lớp trấu, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
  • Gieo thẳng lên luống ươm: Làm đất tơi xốp, bón lót phân chuồng hoai mục, phân vi sinh. Rạch rãnh theo chiều ngang của luống rộng 7 -10cm, sâu 3 – 4cm, điểm từng hạt, hạt cách hạt 5cm. Phủ một lớp cát mịn và 1 lớp trấu lên trên. giữ ẩm thường xuyên cho luống ươm.

Bước 5: Sau khoảng 4 tháng (110 ngày hạt sẽ nảy mầm). Khi cây nảy mầm, phát triển cao 5 -7 cm, bứng cây ra ruộng trồng sản xuất.

Lưu ý: Nhân sâm là giống cây dài ngày, cần thời gian dài mới có thể này mầm. Quý khách hàng không nên nóng lòng. Nếu hạt giống sâm bạn mua rất nhanh nảy mầm (7 – 15 ngày), Đó là cây Thương Lục không phải sâm.

3.3 Chuẩn bị đất gieo trồng

Lựa chọn nền đất bằng phẳng, thoát nước tốt, cuốc ải phơi đất. Vào vụ cần làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, phân luống cao 30 – 35cm, rộng 150cm, rãnh luống 25 – 30cm. Cuốc hố trên mặt luống thành hàng cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 25 – 30cm.

Phân bón:

Tiến hành bón lót các loại phân bao gồm: 2 – 3 tạ phân chuồng mục + 12 – 15kg phân supe lân + 12 – 15kg phân NPK( 15  -15 – 15) + 4 – 5kg phân ure.

Bón thúc mầm: Khi cây sâm nhú mầm, dùng phân vi sinh và phân chuồng hoai mục rải đều một lớp trên mặt luống phủ thêm một lớp đất màu, phun phòng bệnh thối nhũn 10 ngày một lần.

Bón thúc lần 2: Sau lần một 2 tháng, bằng phân tổng hợp và phân chuồng như trên.

3.4 Kỹ thuật gieo trồng
Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công 5
Gieo trồng nhân sâm

Cần phân biệt rõ thời gian nhân sâm sinh trưởng, năm đầu là thời kì rễ, thân và lá bắt đầu hình thành. Năm 2 – 4 là thời kì nuôi dưỡng cây. Năm thứ 6 rễ sẽ thành nhân sâm và bắt đầu thu hoạch cho giá trị cao.

Trồng cây: Bóc nhẹ bầu ươm, đặt bầu xuống hố, hố trồng sâu 10 – 12cm, vun một lớp đất mỏng kín hố, không để hố úng đọng nước. Khi cây cao 10cm theo dõi đất trồng thường xuyên xới nhẹ phá váng, không làm ảnh hưởng tới rễ và thân cây.

Trồng nhân sâm nhất thiết phải có rạ hoặc rơm phủ kín luống mới mang lại hiệu quả cao cho củ sau này và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Rạ phải được phủ dày tối thiểu khoảng 3 – 4cm giữ ấm trong mùa đông.

Khi cây cao 10cm theo dõi đất trồng thường xuyên đồng thời xới đất nhẹ nhàng phá váng để không ảnh hưởng đến cây giống.

Cần giữ ẩm cho cây nhưng không để quá ẩm kéo dài gây thối củ. Làm rãnh thoát nước ngoài ruộng trồng, sau mưa phải tháo nước triệt để.

Nhổ cỏ bằng tay và vét rãnh luống, tháng 4 – 5 đảm bảo tưới giữ ẩm, tránh nắng hạn cho cây.

Trước tháng 6 làm vệ sinh vườn, vét rãnh luống, khơi thông hệ thống thoát nước.

Cuối mùa mưa bón phân quanh gốc, vét rãnh luống, nhặt cỏ dại cho sâm ngủ đông.

4. Thu hoạch nhân sâm 

Kỹ thuật gieo trồng nhân sâm đạt kết quả thành công 6
Nhân sâm gieo trồng trong điều kiện tự nhiên

Khi đó cây nhân sâm có chiều dài thân và rễ khoảng 7 – 10cm , đường kính của cây khoảng 2 – 3cm. Một số cây nhân sâm có chiều rễ và rễ con là 34 cm, trọng lượng khoảng 40 – 120gram có khi lên đến 300gram.

Vụ thu hoạch của nhân sâm được thực hiện vào mùa thu, vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10, khi rễ của nó là 4 – 5 tuổi. Một mùa thu hoạch lý tưởng cho năm thứ 6, khi nhân sâm đủ 6 năm tuổi.

5. Một vài lời khuyên trong quá trình trồng Nhân Sâm

Các cây mọc cùng nhau đều như mao lương hoa vàng thì sẽ rất tốt chúng có khả năng giảm sâu bệnh mà các mầm bệnh. Nếu có nấm rơi ra bàn tay thì hãy liên hệ với các cấp chuyên môn để được trợ giúp và trị nấm kịp thời

Khoảng cách giữa các củ nhân sâm phải phù hợp để ngăn chặn được nấm mốc và các dịch bệnh. Khi bạn trồng với khoảng cách vừa phải thì dù bạn có thể là bị mất vài cây do bệnh nhưng bạn sữ không phải mất tất cả nếu chúng không trồng quá sát nhau.

Các cây mọc cùng nhau đều như mao lương hoa vàng thì sẽ rất tốt chúng có khả năng giảm sâu bệnh mà các mầm bệnh. Nếu có nấm rơi ra bàn tay thì hãy liên hệ với các cấp chuyên môn để được trợ giúp và trị nấm kịp thời

Khi bắt đầu đến thời điểm có quả thì cây sẽ tự động ra quả mỗi năm. Vì vậy nếu bạn muốn có vụ mùa liên tục thì có thể gieo thêm hạt vào năm thứ nhất hoặc thứ hai khi mà cây vẫn chưa ra quả.