16 lượt xem
Chè yến hạt sen, táo đỏ, bạch quả, đường phèn là một món ăn tuyệt ngon vô cùng bổ dưỡng cho ngày hè nóng nực này đấy cả nhà. Cùng Sâm Yến Linh Chi vào bếp thực hiện nào.
Dựa theo kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của Yến Sào, yến sào có thành phần rất giàu chất đạm và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, nên có thể dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe rất tốt, đặc biệt ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Ngoài ra, yến sào có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa.
Theo Đông Y, yến sào vị ngọt, tính bình, vào kinh phế, vị, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn.Vì vậy, yến sào thường được dùng để hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp, bổ phổi, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng.
Thành phần chính của yến sào là protein, nên đây là loại thực phẩm có năng lượng cao, dễ hấp thụ cho cơ thể. Nhưng đồng thời lại không chứa Lipide nên không gây lo lắng về việc tăng cân.
Ngoài ra, trong yến sào còn có nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng như: lysine, magie, sắt kẽm….cực kì thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, tổ yến không chứa chất béo, chứa chất Tryptophan có trong tổ yến giúp thai nhi phát triển và khỏe mạnh.
Theo Đông Y, hạt sen có vị ngọt, tính bình và thành phần dinh dưỡng của hạt sen cũng đã được chứng mình là mang lại tác dụng an thần rất hiệu quả.
Trong hạt sen có chứa nhiều gluxit và protit, cũng như các vitamin nhóm B, nhóm C nên ăn hạt sen cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.
Gói gọn trong một hạt sen bé nhỏ là những chất dinh dưỡng to lớn đáng quý. Hạt sen cung cấp năng lượng cùng các dưỡng chất quan trọng thiết yếu như tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất như vitamin B2 (riboflavin), natri, kali, canxi, magie, phốt pho… và không chứa cholesterol.
Ăn hạt sen sẽ có thể cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho cơ thể, và đó là lý do mà hạt sen trở thành một món ăn vặt mà bạn nên mang theo người để sử dụng khi cần, hoặc trở thành món ăn bồi bổ sức khỏe trong y học cổ truyền và dân gian.
Do các dưỡng chất dồi dào cùng với thành phần chống oxy hóa gói gọn trong hạt sen mà loại hạt này có tác dụng tăng cường sức khỏe, đặc biệt là người già và phụ nữ sau sinh. Đặc biệt là tình trạng suy giảm trí tuệ của người cao tuổi cũng được cải thiện bằng các món ăn từ hạt sen đấy.
Trong Đông y táo tàu tính ôn vị ngọt, có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, khí huyết không đủ, tim đập nhanh…
Táo có thể làm hài hoà các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số loại thuốc. Hoặc nếu không có bệnh gì ăn táo cũng rất có lợi cho sức khỏe, như “Thần nông bản thảo kinh” có nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”, có thể tạm hiểu câu này là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu.
Theo một số tài liệu nghiên cứu thì bạch quả có khí ôn, vị ngọt, hơi đắng có công dụng ích khí, ích phổi, trừ hen, tiêu đờm nhờ đó mà được ứng dụng nhiều trong việc điều trị ho lâu ngày, ho có đờm đặc.
Khác với y học cổ truyền, y học hiện đại lại sử dụng bạch quả dưới dạng cao để điều trị chữa suy giảm trí nhớ ở người có tuổi, cải thiện hệ tuần hoàn. Ngoài ra dạng viên nang hoặc uống nước uống cũng rất được ưa chuộng bởi tính tiện lợi của chúng.
Đối với những người có chứng lão suy, Alzheimer nên sử dụng 120mg cao chiết xuất từ lá cây bạch quả sẽ giúp não bộ hoạt động nhanh nhạy hơn và minh mẫn hơn.
Đối với những người trí nhớ kém, tinh thần không tập trung, mỗi ngày chỉ cần sử dụng 40mg cao bạch quả sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của não.
Các hoạt chất trong bạch quả có khả năng kích thích và tăng cường hoạt động tuần hoàn não, làm giãn mạch máu giúp đẩy máu, oxy đến các mô và cơ quan tế bào dễ dàng, bảo vệ các tế bào tránh khỏi các tổn thương và phục hồi tế bào não nhanh chóng
Ngoài ra khi sử dụng bạch quả đúng liều lượng còn giảm thiểu tình trạng máu vón cục, tập kết tiểu huyết cầu – một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng, chè chỉ làm món ăn giải khát nhưng thực tế, chè yến thập cẩm lại là một trong những món ăn vô cùng bổ dưỡng, là một món ăn thượng hạng đem lại sức khỏe và niềm vui sống cho con người.
Yến sào có giá trị dinh dưỡng rất cao, không chỉ tốt cho người lớn tuổi mà còn đem lại nhiều dưỡng chất cho sản phụ, trẻ em.
Yến sào có tới 18 loại acid amin và 31 nguyên tố vi lượng… chất bổ dưỡng cực cao.
Có tác dụng tăng sức đề kháng, bồi dưỡng cho người gầy ốm, người đang điều trị, giúp bạn và người thân có một cơ thể khỏe mạnh, một làn da luôn hồng hào.
Bước 1: Ngâm tổ yến sào 2 tiếng trong nước ấm. Mục đích của việc làm này là lọc tạp chất và yến nở đầu. Bạn nên sử dụng nhíp để có thể nhổ sạch lông chim còn sót lại trong tổ yến và các tạp chất ra ngoài nhé.
Bước 2: Luộc riêng từng loại táo đỏ, hạt sen, bạch quả cho tới khi nhừ thì vớt ra và để cho ráo nước.
Bước 3: Cho yến đã làm sạch, để ráo nước vào thố có nắp đậy, cho nước lọc vào vừa ngập lượng yến, chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút, nếu đối với yến đảo thì thời gian chưng lâu hơn.
Bước 4: Đem 20g đường phèn hòa với 3 – 4 chén nước lọc rồi cho toàn bộ nguyên liệu thực hiện ở bước 2 vào nồi, nấu với khoảng 20 – 30 phút để tất cả có thể chín đều. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể gia giảm lượng đường.
Bước 5: Sau khi tất cả các nguyên liệu đã chín mềm, bạn cho chè ra bát và để phần yến lên trên, sau đó thưởng thức ngay khi còn nóng. Nếu thích ăn lạnh có thể thêm vài viên đá.
Không được luộc chung táo đen, táo đỏ, hạt sen, bạch quả với nhau. Nếu không, chúng sẽ dễ xáo trộn vào nhau và có hạt chín trước hạt chín sau.
Không kịp tắt bỏ, hạt chín hạt sống khiến món chè yến thập cẩm trở nên mất hấp dẫn, thiếu tính thẩm mỹ và gây cảm giác khó chịu khi ăn.
Đồng thời, khi chưng yến và các thành phần thập cẩm khác cần để đủ nước để tất cả có thể nở đều và chín nhừ. Nhưng tùy vào khẩu vị từng người, bạn có thể cho nhiều hoặc ít nước nhé. Tuy nhiên, nhất thiết, nước phải được đổ ngập yến và các thành phần còn lại đấy nhé.
Mặc dù bổ dưỡng và tốt cho người dùng nhưng bạn cũng nên lưu ý những điều sau để quá trình chế biến và sử dụng đạt được hiệu quả cao:
Để có đủ nước cho yến nở to, bạn không nên cho nước quá ít khi làm món tổ yến chưng đường phèn.
Nhưng tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể gia giảm nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng theo ý thích. Nhưng các bạn nên cho nước ngập hết phần yến trong thố.
Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác) không nên vượt quá 70 – 80% (khoảng ¾) chiều cao của thố. Phần yến bên trong thố sẽ từ từ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, nước trong thố sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.
Sẽ mất công dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ cao hoặc trực tiếp trên lửa. Chất Protein có trong tổ yến cũng sẽ bị mất khi tiếp súc với nhiệt độ quá cao, bạn hãy luôn nhớ để lửa vứa và nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 70 – 80oC.
Nếu bạn muốn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 20 – 30 phút, sau đó để trong nồi thêm 20 phút nữa.
Đối với người già yếu hoặc trẻ nhỏ nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của yến sào một cách tốt nhất, bạn nên chưng thêm cho tới khi yến tan ra (có khi thời gian chưng phải lên đến 5 – 6 giờ).
Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.
Chỉ nên cho đường phèn vào sau cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn trong khi nấu, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.
Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.
Bạn nên ăn liên tục trong 1 thời gian. Ví dụ mỗi ngày ăn 2g, ăn đều trong 1 tuần. Nghỉ 1 tuần, sau đó ăn tiếp 1 tuần. Cứ như vậy thì mới có hiệu quả tốt và cũng tuỳ theo mục đích sử dụng của bạn, mà có liều lượng hợp lý.
Hoặc nếu bạn sử dụng ngày 3 – 5gram thì một tuần bạn chỉ cần ăn 2 – 3 lần là đủ cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu bạn cần hồi phục sức khoẻ, thì nên ăn mỗi ngày 1 chén 5g yến nhé
Với những chia sẻ trên mong rằng các bạn sẻ giúp các bạn chế biến chè yến thập cẩm cũng như cách chưng yến giữ được dưỡng chất tốt nhất của tổ yến mà không gây lãng phí nhé !