Khám phá thú vị về từng bộ phận của cây nhân sâm

Cây Nhân sâm là một cây sống lâu năm, cao chừng 0.6m. rể mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4 – 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.

Khám phá thú vị về từng bộ phận của cây nhân sâm 1

1. Mô tả về cây nhân sâm

Nhân sâm có nhiều chi họ khác nhau phân bố rải khắp các vùng núi trung du cho tới đồng bằng nhưng loại có giá trị cao về kinh tế lẫn y học chỉ thuộc về chi Sâm. Đặc điểm nổi trội của loại thảo dược này có hình dạng tựa như hình dáng con người.

Nhân sâm Hàn Quốc có đặc tính hình dạng là loại cây thuộc thân cỏ có rễ củ to, thân cây cuống dài có lá mọc vòng lá kép trong đó có nhiều lá chét mọc xen kẽ thành hình chân vịt.

Dựa vào số lượng lá trên mỗi củ chúng ta có thể đoán được độ tuổi như cây mới 1 năm tuổi chỉ có một lá với 3 lá chét, 2 năm tuổi thì vẫn có một lá nhưng tới 5 lá chét, cây nhân sâm Hàn Quốc được 3 năm tuổi thì có tới 2 lá kép, 4 năm được 3 lá kép và từ 5 năm trở lên sẽ có từ 4 tới 5 lá kép.

Nhân sâm tươi từ năm thứ 3 trở đi, cây sẽ bắt đầu có hoa và cho ra quả. Vào mùa hạ hoa bắt đầu nở thành từng cụm  có hình tán mọc ở đầu cành, ban đầu hoa có màu xanh nhạt với 5 cánh hoa, 5 nhị họa cùng bầu hạ 2 núm.

Hạt cây nhân sâm căng mọng hơi dẹp có kích thước bằng một hạt đậu đen, khi quả chuyển sang chín sẽ có sắc đỏ, trong mỗi một quả có chứa tới 2 hạt. Người ta thường lấy hạt của cây nhân sâm 5 – 6 tuổi để làm giống.

2. Khám phá thú vị về từng bộ phận của cây nhân sâm

2.1 Hoa và quả của cây nhân sâm

Hoa nhân sâm bắt đầu nở khi cây nhân sâm được 3 tuổi, hoa có màu trắng, hoa nhân sâm nở to nhất vào tháng 5. Quả nhân sâm mọng, ban đầu có màu xanh lá cây, rồi chuyển thành màu đỏ khi chín.
Về công dụng của củ nhân sâm tươi Hàn Quốc đa phần chúng ta đều biết rõ về tác dụng của củ nhân sâm đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, ngày xưa rất ít người biết đến các công dụng của hoa và quả nhân sâm tươi Hàn Quốc, quả nhân sâm 3 năm tuổi thường bỏ đi vì không có giá trị, người ta chỉ thường thu hoạch quả nhân sâm 5 – 6 năm tuổi về và sấy khô để làm hạt giống cho vụ sau.

Mặc dù đây cũng là các bộ phận có công dụng tương tự như củ nhân sâm tươi Hàn Quốc. Cây nhân sâm thuộc họ ngũ gia bì và sống lâu năm và cũng có hoa và quả như các loài cây khác.

2.1.1 Hoa và quả nhân sâm được dùng làm gì?
Khám phá thú vị về từng bộ phận của cây nhân sâm 2
Thu hoạch hoa nhân sâm để làm giống

Hằng năm vào khoảng cuối tháng 6 là mùa hoa nhân sâm nở. Đây là thời điểm thích hợp để hái hoa sâm tươi và sau đó đem đi phơi hoặc sấy sẽ được thu được hoa nhân sâm khô có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Khi cây nhân sâm được 4 tuổi thì mới cho hoa vì vậy hoa nhân sâm rất khó hái. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng saponin có trong hoa nhân sâm cao gấp 4 đến 5 lần so với củ nhân sâm Hàn Quốc.

2.1.2 Hoa nhân sâm cũng có công dụng rất tốt cho sức khỏe

Có thể dùng hoa nhân sâm để giải độc và thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả và còn có rất nhiều công dụng giống như củ nhân sâm tươi Hàn Quốc như tăng cường cơ thể,nâng cao hệ thống miễn dịch giúp cơ thể có khả năng chịu bền hơn.

Hơn nữa hoa nhân sâm Hàn Quốc còn có thể ổn định huyết áp,giảm lượng đường và lượng cholesterol có trong máu nên sẽ giúp cơ thể bạn phòng tránh và ngăn ngừa được một số bệnh như xơ vỡ động mạch,tim mạch và các bệnh có liên quan đến huyết áp.

Ngoài ra khi sử dụng hoa nhân sâm có thể giúp phái đẹp giảm được các vết nhăn trên mặt cũng như cơ thể mang đến cho bạn sự tự tin về nhan sắc hơn và nó còn có thể làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể giúp tăng cường trí nhớ và kéo dài tuổi thọ hơn.

Hoa nhân sâm không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe mà rất nhiều hãng mĩ phẩm đã sử dụng hoa nhân sâm làm thành phần chính trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc.

2.2 Lá nhân sâm

Lá sâm có phần cuống dài. Cuống lá nhân sâm 5 – 6 năm tuổi thường có 5 lá, có 2 – 3 lá kép nhỏ bên cạnh lá phớt chính. Đầu lá nhọn và phần rìa lá có nhiều răng cưa. Ở Hàn Quốc, lá nhân sâm được gọi là “Jangyeop” , “Jang” có nghĩa là lòng bàn tay.

2.3 Rễ nhân sâm (củ nhân sâm)

Khám phá thú vị về từng bộ phận của cây nhân sâm 3
Chi tiết từng bộ phận của cây nhân sâm

Rễ nhân sâm là bộ phận quan trọng của cây sâm, được sử dụng chủ yếu để bồi bổ sức khỏe và bào chế các loại thực phẩm chức năng và thuốc.

2.3.1 Phần cuống rễ

Nhân sâm là một loại cây trồng lâu năm, lá và phần chồi bị héo dần và tiêu biến hàng năm. Và các dấu vết được giữ lại ở phần trên cùng của củ nhân sâm.

Với nhân sâm tươi, những củ nào có phần đầu trên to được coi là những củ sâm có giá trị rất tốt. Nhân sâm được trồng ở Hàn Quốc thường có phần đầu rễ to hơn hẳn so với nhân sâm được trồng ở các quốc gia khác.

Nó còn được gọi là cuống sâm, Cuống sâm tăng thêm một sau mỗi năm và số lượng sẽ là 6 tương ứng với 6 năm tuổi.

2.3.2 Phần thân rễ

Đây là phần chính và quan trọng của cây nhân sâm. Phần này được sử dụng chủ yếu, để bồi bổ sức khỏe, cho tiêu dùng và mục đích y tế.

2.3.3 Rễ phụ chính

Mỗi củ nhân sâm thường bao gồm 2 – 5 rễ chính. Số lượng rễ chính phụ thuốc rất nhiều vào chất lượng đất, phương thức canh tác và tuổi của củ sâm,…

2.3.4 Rễ nhỏ

Một củ nhân sâm có thể bao gồm rất nhiều rễ nhỏ, trong tiếng Hàn, nó được gọi là “Misam”. Rễ nhỏ của củ nhân sâm thường được dùng để hãm trà sâm.