1988 lượt xem
Yến sào được biết đến là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và rất tốt đối với những người mới ốm dậy hoặc có thể trạng yếu. Tuy nhiên, cách chưng yến cho người bệnh ung thư như thế nào là đúng. Bài viết dưới đây của Sâm Yến Linh Chi sẽ giới thiệu về cách chưng yến đơn giản nhất cho người bệnh ung thư, mời bạn cùng theo dõi.
Mùa sinh sản bắt đầu vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 5, tổ làm xong trong khoảng 30 – 35 ngày, lúc bấy giờ tổ yến còn rất mỏng.
Sau khi làm tổ xong, chiêm yến bắt đầu giao phối và đẻ trứng, chim yến đẻ 1 – 2 trứng và cách nhau 1 – 4 ngày.
Sau 22 – 26 ngày chim non sẽ nở, trong suốt quá trình đó chim bố và mẹ vẫn tiếp tục để xây tổ dày hơn. Khoảng 40 – 45 ngày sau chim non trưởng thành và cả nhà rời tổ bắt đầu xây dựng cuộc sống mới, tổ mới.
Tổ yến có khoảng 49g protein, 30g carbohydrate, 10g nước và một lượng nhỏ canxi và khoáng chất sắt/100g tổ yến khô.
Thành phần dinh dưỡng chủ đạo nhất trong tổ yến chính là protein, thực sự có tỉ lệ khá cao. Nhưng nếu để đánh giá chất lượng của protein cao hay thấp thì chủ yếu dựa vào cấu tạo của các axit amin trong protein đó.
Trong tổ yến có chứa một chất có tác dụng cực kỳ huyền diệu, giải độc, dưỡng nhan sắc, loại bỏ các gốc tự do, phòng chống ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch,…
Thực tế, chất “kỳ diệu” đó có tên gọi là axit sialic. Tên hóa học của sialic là “N – acetyl axit neuraminic”, nó thực sự có thể được chiết xuất từ các protein tổ phức tạp trong tổ yến ra.
Chiếm 3 – 15% axit sialic tính theo trọng lượng của tổ yến khô, thông qua nghiên cứu đo lường kiểm định được cho là có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe.
Các axit amin như glycine. Do đó, tổ yến phù hợp hơn cho bệnh nhân bị bỏng hoặc bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị sử dụng trong thời gian phục hồi, giúp sửa chữa và xây dựng lại các tế bào bị tổn thương.
Tuy nhiên, về nguyên tắc bệnh nhân ung thư cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và chống chọi tốt với bệnh tật. Tuy nhiên, những món ăn quá bổ dưỡng như tổ yến lại có nguy cơ kích thích tế bào tăng trưởng nhanh hơn.
Như vậy, có một nghịch lí ở đây là tổ yến vừa hỗ trợ ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư, vừa tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ.
Lý giải điều này, theo bác sĩ Minh Liên ( viện Anderson, viện Ung thư Hoa Kỳ ), các tế bào ung thư thường có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ tổ yến nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Do đó, trong giai đoạn khối u đang có dấu hiệu phát triển, người bệnh không nên ăn tổ yến. Ngược lại, sau phẫu thuật hoặc xạ trị hay hóa trị, khi dấu hiệu ung thư phổi trong cơ thể không còn tồn tại thì người bệnh có thể bồi bổ bằng thực phẩm này.
Gợi ý: Với 330ml nước (bằng 1 chai nước suối nhỏ) chưng với 10g đường phèn là tốt nhất cho mọi lứa tuổi. Vừa thanh mát lại không quá ngọt.
Hoặc: Cho đường phèn và các loại thảo mộc vào chưng cùng một lúc. Khoảng 20 – 30phút sau là có thể lấy ra để tủ lạnh và dùng hàng ngày.
Không nên chưng tổ yến quá lâu vì có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng, cũng như độ giòn dai vốn có của tổ yến.
Trẻ em và người lớn tuổi chỉ nên dùng từ 3 – 5gram mỗi ngày và 2 – 3 lần/ tuần.
Người lớn trưởng thành có thể dùng từ 5 – 7gram mỗi ngày và 4 – 5 lần/ tuần.
Phụ nữ đang trong thời kì 3 tháng đầu và 3 tháng sau của thai kì chỉ nên dùng tổ yến như lượng của em bé và người lớn tuổi.
Người nào có thể trạng yếu hơn các sản phụ bình thường không nên dùng tổ yến, hoặc phải có sự cho phép của bác sĩ.