Hướng dẫn cách chế biến yến sào chưng lá dứa và hạt chia

Tổ yến, hạt chia khi kết hợp với nhau tạo nên một món ăn với dinh dưỡng vô cùng quý giá. Có rất nhiều cách chế biến tổ yến với hạt chia. Tuy nhiên, cách nào cũng mang lại một hương vị đặc trưng riêng. Hãy cùng Sâm Yến thực hiện ngay bí quyết chưng yến dưới đây nhé !

Hướng dẫn cách chế biến yến sào chưng lá dứa và hạt chia 1
Tổ yến rất đối với sức khỏe của phụ nữ

1. Tác dụng của tổ yến đối với sức khỏe của phụ nữ

Đối với sức khỏe phụ nữ:

Cải thiện chức năng gan, lọc chất thải, thanh lọc độc tố trong cơ thể, nâng cao hệ thống miễn dịch, hệ thống tiêu hóa…

Đối với sắc đẹp phụ nữ:

Giảm mụn, làm sáng da, mịn da, hết nám, hồng hào, ngăn chặn lão hóa…

Đối với phụ nữ mang thai:

giảm mệt mỏi căng thẳng, cung cấp khoáng chất dinh dưỡng cho thai nhi, bồi bổ sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp…

Đối với sức khỏe nam giới:

Bổ phổi, thông đàm, cải thiện đường hô hấp, trí nhớ, bổ huyết, thanh nhiệt, bổ não, tăng cường sinh lực…

Đối với sức khỏe người già:

Bồi bổ khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích khả năng tiêu hóa, năng cường chức năng bài tiết của thận, giải trừ độc tố, chống oxy hóa…

Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai:

Giảm tăng thẳng, giúp tinh thần thoái, giúp cơ thể khỏe mạnh để sẵn sàng mang thai…

Đối với người bị ung thư:

Hồi phục tổn thương tế bào, kích thích tăng trưởng hồng cầu, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất, tăng cường đề kháng, bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị…

Đối với người bị tiểu đường:

Cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, bồi bổ não, tăng cường trí nhớ…là thực phẩm ăn kiêng rất tốt cho người tiểu đường.

2. Hướng dẫn cách chưng tổ yến với nước dừa, hạt chia và táo đỏ

2.1 Nguyên liệu chế biến món ăn
  • Tổ yến: 5gram.
  • Nước dừa: 100ml (bạn lấy 1 ít cùi dừa lại nhé).
  • Táo đỏ: 5 – 10 quả.
  • Hạt chia: 2 thìa.
  • Lá dứa: 2 lá.
2.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế tổ yến

Bạn ngâm yến vào nước ấm khoảng 30 phút, sau đó bạn rửa sạch và vớt yến ra để ráo.

Nếu là yến thô thời gian ngâm yến sẽ lâu hơn, khoảng 1 – 2 giờ, sau khi yến nở tơi đều bạn dùng nhíp nhặt sạch lông yến và rửa với nước cho sạch bụi bẩn, tạp chất.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Dừa tươi bạn lấy nước và cùi dừa.

Táo đỏ, lá dứa rửa sạch, hạt chia ngâm với nước khoảng 15 phút.

Bước 3: Chưng yến

Bạn cho yến vào thố sứ có nắp và chưng yến cách thủy trong khoảng 20 phút.

Bước 4: Chế biến

Bạn cho nước dừa, táo đỏ, cùi dừa và lá dứa vào đun sôi khoảng 20 phút.

Khi hỗn hợp đã chín mềm, bạn cho một ít đường phèn, hạt chia vào và nêm nếm cho vừa ăn.

Bước 5: Hoàn thành

Bạn cho hỗn hợp nước dừa, táo đỏ hạt chia ra bát, sau đó bạn cho yến lên trên. Cho vài viên đá vào.

Món ăn này bạn thưởng thức khi lạnh sẽ ngon hơn.

Hướng dẫn cách chế biến yến sào chưng lá dứa và hạt chia 2
Hạt chia có nhiều công dụng cho sức khỏe

3. Công dụng của món yến chưng tổ yến với nước dừa, hạt chia và táo đỏ

Nước dừa, cùi dừa: Thanh nhiệt cơ thể, ngủ sâu, tinh thần thư giãn, sảng khoái…

Táo đỏ: Lợi dạ dày, bổ sung huyết khí, , bổ gan, bổ não, giúp chống ung thư, chống dị ứng….

Hạt chia: Tốt cho hệ tiêu hóa, chống loãng xương, tốt cho hệ thần kinh và trí tuệ, chậm quá trình…

3.1 Khi sử dụng món ăn này mang lại những công dụng như sau
  • Giúp đẹp da, trắng hồng, đen tóc và kích thích sự phát triển của mi.
  • Lưu thông máu, sức đề kháng tốt.
  • Huyết áp ổn định,giảm stress.
  • Giải nhiệt thanh lọc cơ thể.
  • Chống được sốt xuất huyết.
Hướng dẫn cách chế biến yến sào chưng lá dứa và hạt chia 3
Món yến chưng tổ yến với nước dừa, hạt chia và táo đỏ

4. Nên sử dụng yến chưng vào buổi nào tốt nhất ?

Buổi sáng: Đây là thời điểm bụng bạn đang rỗng nên việc bạn ăn Yến chưng hoàng gia sẽ giúp cơ thể hấp thu hết các dưỡng chất cũng như giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả.

Buổi tối: Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, bạn nên dùng sản phẩm này để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ yến và các thành phần đi cùng.

Vì sản phẩm chủ yếu là chất xơ dễ hấp thụ và nhiều dinh dưỡng nên dạ dày của bạn sẽ không cần làm việc nhiều mà vẫn có được công dụng tuyệt vời như ngủ sâu giấc, tinh thần an lạc…

Giữa hai bữa ăn chính: Đây là thời điểm mà cơ thể bắt đầu báo hiệu lượng thức ăn trong dạ dầu đã được tiêu hóa hết, chuyển hóa thành dinh dưỡng đi nuôi cơ thể vì vậy cần nạp thêm năng lượng, chính vì thế việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể lúc này bằng một bữa ăn nhẹ là một giải pháp rất tốt cho sức khỏe.

5. Cách thức bảo quản món ăn

Bạn có thể bảo quản ngăn đá từ 25 – 30 ngày, trước khi dùng mang ra ngoài một tiếng sau đó sử dụng.

Đối với người bệnh, người già, trẻ em: Khi dùng thì mang ra ngoài trước 30 phút sau đó để hũ vào nồi nước ấm. Hấp 30 phút đến 1 tiếng.

Đối với các vị có hạt sen, dừa, nha đam hoặc chưng cùng với quả lê, bạn nên ăn ngay.

Nếu muốn bảo quản nha đam, nước lê được tươi ngon, nên cất lên ngăn đá.

Lưu ý: Tuyệt đối Không nên chưng lại yến vì khi chưng lại sẽ mất chất dinh dưỡng.