Hỗ trợ và ổn định bệnh tiểu đường nhờ tổ yến

Bệnh tiểu đường (tên gọi khác là bệnh đái tháo đường) với những diễn biến thầm lặng nhưng vô cùng nguy hiểm chính là “kẻ giết người thầm lặng” nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Độ tuổi trung niên con người ta dễ mắc bệnh tiểu đường hơn, đặc biệt là ở nam giới. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường cao nhất thế giới. 

Hỗ trợ và ổn định bệnh tiểu đường nhờ tổ yến 1
Tiểu đường tuýp 1

1. Tìm hiểu nguyên gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Tuyến tụy tiết ra nội tiết tố là các tế bào alpha, beta, delta, theta và epsilon. Trong đó beta tiết ra insulin để điều chỉnh lượng đường huyết mỗi khi ta ăn uống bất kỳ thực phẩm nào và ngoại tiết tố là dịch tụy để tiêu hóa các chất mỡ ở ruột non.

Khi tụy bị yếu là không tiết đủ các chất, nhất là insulin để điều chỉnh đường huyết để đưa đường huyết vào tế bào sinh ra năng lượng nuôi sống cơ thể. Vì không có insulin nên đường không được vận chuyển vào tế bào mà lại tích lũy trong máu gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.

1.1 Hệ miễn dịch:

Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công, dẫn đến không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Bên cạnh đó, tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.

1.2 Chế độ ăn uống:

Người ta đã chứng minh một cách khoa học rằng nguyên nhân chính gây tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là do một loại protein có tên là casein được tìm thấy trong thành phần sữa bò.

Trên toàn thế giới, người ta ghi nhận rằng những đứa bé tiêu thụ sữa bò ở giai đoạn đầu đời thì dễ bị tiểu đường tuýp 1 hơn. Một sự thật khác đó là loại bỏ thức ăn động vật, bao gồm sữa trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến phức tạp của bệnh và đảo ngược bệnh lý.

1.3 Môi trường sống:

Môi trường sống có thể là nhân tố gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1 như virus, vi khuẩn tấn công, nhiễm độc từ môi trường, các chất hóa học…

1.4 Các yếu tố di truyền:

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có liên quan đến gene di truyền.

2. Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm 90 – 95% trường hợp bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào.

2.1 Ăn uống: 

Chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.

2.2 Lười vận động: 

Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2. Một khi cơ thể nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng dư thừa, khi đó tuyến tụy nhận nhiệm vụ sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào, chuyển hóa thành năng lượng. Làm việc quá tải trong một thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.

2.3 Béo phì: 

Đối với những người béo phì, trong cơ thể xuất hiện trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau một thời gian dài tuyến tụy phải hoạt động quá mức khiến cho chức năng sản xuất insulin bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu insuslin.

2.4 Stress: 

Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.

2.5 Hút thuốc lá: 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người không hút thuốc 14%.  Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Hỗ trợ và ổn định bệnh tiểu đường nhờ tổ yến 2
Tiểu đường tuýp 2

3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường ?

Mục này sẽ trả lời câu hỏi những người dễ mắc bệnh tiểu đường và độ tuổi nào dễ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em và những người độ tuổi dưới 30, vì vậy tiểu đường tuýp 1 có tên gọi khác là “tiểu đường vị thành niên”. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng từ 5%- 10% số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người trưởng thành (trên 40 tuổi), những người thừa cân, béo phì, ít vận động nên bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có tên gọi khác là “tiểu đường lối sống”. Tuy nhiên độ tuổi của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đang có nguy cơ trẻ hóa. Độ tuổi dễ mắc tiểu đường tuýp 2 nhiều nhất là từ 45 đến 64 tuổi.

4. Yến sào có công dụng như thế nào đối với bệnh tiểu đường

Yến sào với 31 nguyên tố vi lượng và nhiều loại axit amin như Ca, Fe, Zn, Mn… cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

4.1 Ngoài ra, yến sào còn chứa nhiều thành phần khác như:
  • Thành phần Leucine có tác dụng điều chỉnh lượng đường máu.
  • Thành phần Isoleucine phục hồi sức khỏe.
  • Phynylalanine điều tiết đường huyết, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin, tăng cường trí nhớ, đông máu và bồi bổ não.

Yến sào còn có thêm tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy phát triển các tế bào. Tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể yếu ớt của người bệnh tiểu đường an toàn hơn trước sự tấn công của những loại bệnh khác.

Yến sào được làm từ 100% nước dãi của con chim yến, không chứa đường và người bệnh không phải lo lắng bị tăng lượng đường huyết.

Người bệnh có thể chọn loại yến sào không chứa đường hoặc chế biến món ăn từ yến sào bằng các cách khác như cháo tổ yến, các món hầm,… Như vậy, yến sào không phải là thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường nhé.

Theo lời khuyên của các bác sỹ: Người bệnh tiểu đường nên ăn 400g rau/ngày.

Những người bệnh tiểu đường có thể kết hợp yến sào với những nguyên liệu phù hợp như: thịt nạc, rau củ nhiều chất xơ, trứng… để tạo thành những món ăn bổ dưỡng vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể lại không sợ ảnh hưởng tới tình trạng bệnh tiểu đường.

Bạn có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau từ tổ yến như: cháo thịt bằm tổ yến, tổ yến sào chưng rau củ, tổ yến chưng trứng, tổ yến sào chưng hạt sen…

Hỗ trợ và ổn định bệnh tiểu đường nhờ tổ yến 3
Yến sào còn có thêm tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy phát triển các tế bào

5. Gợi ý những món ăn giúp hỗ trợ ổn định đường huyết

5.1 Nấm xào cải xanh và bắp non

Công dụng của món ăn: Dùng cho người mắc bệnh tiểu đường kèm bệnh động mạch vành, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp.

Chuẩn bị:

  • 350g cải xanh: Làm sạch và thái khúc.
  • 6 tai nấm hương tươi: Cắt bỏ cuống, ngâm qua nước muối pha loãng.
  • 50g bắp non.
  • 1 củ hành tím: Lột vỏ và băm nhỏ.
  • Gia vị: 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và ít dầu ăn.

Cách nấu:

Phi thơm hành tím với ít dầu, cho nấm vào xào. Khi nấm chuyển màu chín, cho tiếp phần bắp non và rau cải xanh vào xào cùng. Nêm lại gia vị và tắt bếp.

Hỗ trợ và ổn định bệnh tiểu đường nhờ tổ yến 4
Nấm xào cải xanh và bắp non
5.2 Nhộng tằm xào lá chanh

Công dụng của món ăn: Thích hợp với mọi loại bệnh tiểu đường vì nó có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả.

Chuẩn bị:

  • 100g nhộng tằm: Rửa sạch và xóc ráo nước.
  • Vài lá chanh tươi: Rửa sạch và thái sợi.
  • Gia vị: 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cá phê nước mắm ngon, 1/2 muỗng bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn.

Cách nấu:

Làm nóng dầu, sau đó cho nhộng tằm vào xào săn với lửa nhỏ. Khi nhộng chín, nêm nếm gia vị và rắc lá chanh vào đảo đều. Tắt bếp sau khoảng 3 phút.

5.3 Thịt heo xào hành tây

Công dụng của món ăn: Món này giúp ích thận, hạ đường huyết, phù hợp để dùng cho người mắc bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan hoặc mắc kèm bệnh thận, bàng quang.

Chuẩn bị:

  • 2 củ hành tây: Lột vỏ và thái múi cau
  • 100g thịt nạc: Thái mỏng
  • Đầu hành lá: Rửa sạch và băm nhỏ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê tương, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng canh dầu

Cách nấu:

Phi thơm đầu hành với ít dầu nóng, sau đó cho thịt heo vào xào săn. Khi thịt chuyển săn, cho tiếp phần hành tây vào đảo đều. Nấu khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị và tiếp tục đảo đều thêm lần nữa trước khi tắt bếp.

Thịt heo nạc xào cần tây

Công dụng của món ăn: Giúp người mắc bệnh tiểu đường hạ đường huyết, đồng thời giúp hạ huyết áp đi kèm với bệnh.

Chuẩn bị:

  • 50g thịt heo: Rửa sạch và thái nhuyễn.
  • 300g rau cần tây: Cắt bỏ rễ, rửa sạch và cắt khúc.
  • 1 quả trứng gà.
  • 15g khoai mài khô: Rửa qua nước và để ráo.
  • Vài lát gừng tươi thái nhuyễn.
  • 10 bột năng.
  • 1 củ hành tím băm nhỏ.
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn.

Cách nấu:

Cho khoai mài vào chảo với ít nóng và xào đến đi chín mềm, sau đó cho cần tây và gừng vào đảo đều. Nêm với ít muối, bột ngọt cho vừa miệng trước khi tắt bếp.

– Trộn đều phần thịt heo, bột năng với trứng gà và ít muối.

– Khử dầu nóng với ít hành, sau đó cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Khi thịt chín, trút phần khoai đã xào vào đảo đều.

Nấm rơm xào thịt nạc

Công dụng của món ăn: bổ khí dưỡng huyết, tăng sức đề kháng, thích hợp dùng người mắc bệnh tiểu đường kèm khí huyết hư nhược hoặc gan nhiễm mỡ.

Chuẩn bị:

  • 300g nấm rơm tươi: Rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng và để ráo.
  • 50g thịt nạc heo: Thái nhỏ.
  • 1 củ hành tím băm nhỏ.
  • Gia vị: 1/2 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu mè.

Cách nấu:

Phi hành tím cho dậy thơm, sau đó trút phần thịt vào xào săn. Kế đến, cho nấm vào xào cùng. Sau khoảng 10 phút, nấm thấm vị thịt, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.

Hỗ trợ và ổn định bệnh tiểu đường nhờ tổ yến 5
Nấm rơm xào thịt nạc

Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường và những vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, hi vọng các bạn đã lựa chọn cho mình được phương pháp giảm đường hiệu quả nhờ tổ yến nhé !