53 lượt xem
Từ xa xưa, yến sào đã được nhắc đến như một “cao lương mỹ vị”, món ăn quý giá, bổ dưỡng chỉ được dùng cho vua chúa. Trong quá trình chế biến, ngâm nở tổ yến, có người khách vẫn gặp vướng mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có giải tỏa mọi vướng mắc về yến sào.
Bản chất của tổ yến thô là kết dính. Vì thế để đạt được độ nở tối đa, độ dai mềm, các bạn lưu ý ngâm trong nước sạch (nhiệt độ thường) thời gian khoảng 30 – 60 phút, riêng đối với chân yến nên ngâm từ 2 – 3 giờ đồng hồ, sao cho yến nở mềm toàn diện.
Nếu gặp trường hợp sau khi ngâm nở tổ yến vẫn giữ nguyên khối, các bạn nên dùng tay bóp tơi ra vì đó là hiện tượng kết dính bình thường ở tổ yến thật.
Đối với yến tinh chế trên thị trường, khách hàng thường được khuyên ngâm trong thời gian 5 phút thì đó là trường hợp của yến vụn nhỏ hoặc yến có pha trộn thành phần khác nên độ kết dính không cao, khi ngâm yến mau rã ra, thời gian ngâm yến bình thường, có thể đạt đến mức tối đa là khoảng từ 20 – 30 phút.
Do muốn thúc đẩy mau quá trình ngâm nở tổ yến, tiết kiệm thời gian ngâm yến và không được nhà bán hàng cung cấp đủ thông tin nên có rất nhiều khách hàng đã mắc phải sai lầm là dùng nước ấm hoặc nóng để ngâm yến cho nhanh nở.
Tuy nhiên, trên thực tế khi các bạn dùng nước có nhiệt độ cao để ngâm yến thì sẽ ảnh hưởng đến một số thành phần dinh dưỡng trong tổ yến. Sâm Yến Linh Chi khuyên các bạn nên dùng nước lọc nhiệt độ bình thường để ngâm yến là tốt nhất.
Chân yến là phần chân trụ của tổ yến, giúp tổ yến bám chắc hơn trên bề mặt vách tường, gỗ, đá… Khi làm tổ chim yến thường tỉ mỉ xây phần chân rất dày và cứng, cũng vì đó mà chân yến chính là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất của tổ.
Do tính chất dày, tạo từ nhiều lớp mỏng cấu thành nên khi cô đặc, khô cứng lại thì lúc ngâm phải cần nhiều thời gian cho chân yến nở, có những chân yến quá to phải dùng tay tách lớp mới khiến chân yến nở ra. Nếu sợi và sơ mướp chủ yếu có độ mềm, dai thì chân yến có độ giòn, dai hấp dẫn.
Tổ yến có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, tăng thể trọng, cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phục hồi các tế bào bị tổn thương, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Tổ yến có vị ngọt tính bình, tác động vào hai kinh phế và vị, tác dụng nuôi phế âm, tiêu đờm hết ho, thường dễ chữa hư yếu, ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết, đau dạ dày.
Đối với người mới ốm dậy, phụ nữa sau sinh, trẻ con gầy yếu, người già suy nhược… thì tổ yến được coi là vị thuốc tiên.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy Tổ yến là một loại thực phẩm có giá trị rất cáo, thành phần trong tổ yến như sau:
Các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như :
Và các loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể :
Ngoài ra tổ yến còn có Tryptophan:0,7% có tác dụng ngăn ngừa ung thư và L-arginine: 11,4% giúp cải thiện tình dục rất tốt.
Trong tổ yến có 16 nguyên tố đa vi lượng như: Sắt (Fe), nhôm (Al), silic (Si), kẽm (Zn), Magie (Mg)… có hàm lượng khá cao, những nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hoạt động thần kinh (Mg), tác động hoạt hóa cho nhiều enzyme trao đổi chất dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển sinh dục (Zn).
Trong tổ yến còn phát hiện chất kích thích tổng hợp DNA hàng loạt tế bào sinh vật. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Trung tâm khoa học công nghệ quốc gia Hà Nội cho thấy Tổ yến không làm tăng nhanh trọng lượng cơ thể nhưng làm tăng cường rõ rệt sức mạnh cơ bắp, tác dụng giải độc kỳ là và tăng cường khả năng chống phóng xạ.
Chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên như Yến Đảo. Hơn nữa Yến nhà còn được bảo vệ khỏi những dịch hại như: Chuột, gián, nấm mốc, bọ… vốn khó phòng ngừa tại các hang động ở đảo và biển.
Do vậy tổ yến trong nhà nuôi sạch hơn và không cần những hóa chất để tẩy sạch vết bẩn. Những phân tích tại Hong Kong cho thấy Yến nhà có thành phần tương đương yến đảo. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, tổ yến đảo có phần dày dặn hơn, hấp thu tinh hoa đất trời nên khi dùng sẽ có phần dai ngon hơn tổ yến nhà.
Một cách đơn giản và dễ hơn để phân biệt tổ yến nhà và tổ yến đảo và chúng ta có thể ngửi tổ yến, nếu là tổ yến nhà thì sẽ có mùi vôi ve trên tường vì yến làm tổ trong nhà, nếu là yến đảo thì sẽ có mùi tanh của nước biển, do làm tổ ở các hang động ở vùng ven biển và đảo.