Đang bị sốt, cảm lạnh có nên ăn tổ yến không?

Tổ yến là món ăn bổ dưỡng từ ngàn xưa nhưng không phải lúc nào cũng có thể ăn yến được. Những người bị cảm, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng… ăn tổ yến càng làm cho bệnh nặng hơn.

Đang bị sốt, cảm lạnh có nên ăn tổ yến không? 1

1. Sơ lược về công dụng của tổ yến

Đầu tiên, chúng ta hãy lướt sơ về công dụng của Tổ Yến. Trong Đông Y, món Tổ yến được biết đến là có vị ngọt tính bình. Tiêu đàm bổ khí, phục hồi sức lực.

Vì vậy, Tổ yến cực kỳ phù hợp để hồi phục cho những người bệnh sau phẫu thuật. Do đặc tính thúc đẩy sản sinh tế bào, nâng cao hệ miễn dịch và kháng thể. Kích thích ăn uống, hỗ trợ hệ tiêu hóa và sự phát triển của não bộ cho trẻ em.

Tổ yến chứa hàm lượng protein cao (45 – 55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da.

Tổ yến chứa đường galactose mà không có chất béo. Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến bởi có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa…

Không những thế, ăn Yến còn giúp dưỡng đẹp da, cải thiện vóc dáng, chống quá trình lão hoá. Nên cực kỳ phù hợp với các chị em phụ nữ và các mẹ bầu sau sinh để chóng hồi phục.

2. Nếu cơ thể khỏe mạnh nên bổ sung Tổ yến để tăng đề kháng, chống cảm cúm

Khi bị cảm cúm thì không nên ăn tổ yến nhưng yến lại là một món ăn giúp tăng sức đề kháng chống bệnh cảm cúm rất tốt người thường xuyên bị cảm cúm.

Tổ yến là tổ của con chim yến. Tổ yến được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng (bát trân). Khoa học hiện đại đã giải mã được thành phần trong tổ yến.

Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…

Tổ yến chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Tổ yến giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len.

Hiện nay tổ yến đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.

Theo đông y, tổ yến vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng.

Vì thế trong trường hợp phòng cúm A/H1N1, nếu có điều kiện có thể cho người già và trẻ nhỏ dùng. Khác với các loại thực phẩm thông thường, tổ yến ăn lúc nào cũng được. Chúng ta hay ăn tổ yến chưng cách thủy với đường phèn.

3. Tổ yến thích hợp cho những trường hợp nào?

Lương Y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa cho biết, tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể, người hơi ngắn, miệng khô, đờm nhiệt, ho lao.

Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, tổ yến còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.

Đang bị sốt, cảm lạnh có nên ăn tổ yến không? 2
Đang bị sốt, cảm lạnh không nên ăn tổ yến

4. Đang bị sốt, cảm lạnh không nên ăn tổ yến

Mặc dù Tổ yến mang đầy những công dụng bồi bổ sức khỏe cho người dùng. Nhưng Tổ yến vẫn có những giới hạn, đặc biệt vẫn có những bệnh mà chúng ta không nên ăn Yến. Hoặc chỉ ăn dưới sự hướng dẫn của Bác Sỹ để tránh làm bệnh tình thêm nặng hơn.

Cụ thể, với những bệnh sau chúng ta không nên dùng Tổ Yến:

  • Người có triệu chứng viêm da, viêm tiết niệu, viêm phế quản cấp. Người mắc chứng cảm mạo, nhức đầu, ho, nhiều đàm loãng và bị sốt thực nhiệt.
  • Người gặp vấn đề về tiêu hóa, lạnh bụng, đau bụng. Người tỳ vị yếu khó hấp thu được dưỡng chất. Cuối cùng là người bị suy dương. nước tiểu trong, tiểu lỏng.

Với những trường hợp trên, chúng ta không nên dùng Yến. Vì Yến sẽ không phát huy được tác dụng, gây lãng phí. Hoặc tệ hơn có thể khiến bệnh tình trở nặng.

Người dùng nên kết hợp yến với thuốc Đông Y bao gồm: Kỷ tử, sa sâm, đẳng sâm, táo. Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng tổ yến bồi bổ rất tốt.

5. Những đối tượng nào không nên ăn tổ yến?

Bên cạnh những trường hợp Bệnh không nên dùng Tổ yến nêu trên. Các đối tượng cụ thể sau cũng nên tránh dùng Yến vì các lí do:

5.1 Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 7 tháng tuổi

Cho đến khi bé ăn dặm được (7 tháng tuổi) thì do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nên việc bổ sung Tổ yến vào cho bé là không cần thiết. Tốt nhất cho đến khi bé từ 1 tuổi.

5.2 Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén

Đối với phụ nữ đang trong quá trình thai nghén, 3 tháng đầu tiên. Rất cần sự ổn định cho thai nhi, cần tránh các thực phẩm có tính Hàn. Tuy có tính bình nhưng để đảm bảo, chỉ nên dùng Yến khi thai nhi đã hoàn toàn ổn định.

Sau 3 tháng đầu, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn Yến để hỗ trợ sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

6. Tổ yến nên dùng thế nào cho đúng?

Nhiều người vì tâm lý nóng vội, muốn đạt được hiệu quả ngay. Nên có người trường hợp dùng rất nhiều Tổ yến trong thời gian rất ngắn. Vì định lượng hấp thụ cơ thể có giới hạn. Việc nạp quá nhiều Yến trong 1 ngày chỉ gây lãng phí mà thôi.

6.1 Liều lượng ăn tổ yến đúng nhất

Một ngày dùng không quá 3 gram, ăn đều mỗi ngày hoặc cách một ngày dùng một lần trong thời gian dài mới phát huy tác dụng.

Và cách ăn Yến vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm, đó chính là chia nhỏ khẩu phần ra. Mỗi ngày 1 chén khoảng 3 – 5gram là đủ. Bất kể lớn bé thì việc dùng Yến mỗi ngày 1 ít sẽ mang lại hiệu quả tối đa.

  • Trẻ em 1 – 4 tuổi: 1 – 2 gram tổ yến tinh chế/ngày.
  • Trẻ em 4 tuổi trở lên, Phụ nữ mang thai, và thanh niên: 2 – 3 gram yến tinh chế/ngày.
  • Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới mổ dậy…): 3 – 4gram yến tinh chế/ngày.
6.2 Thời điểm ăn tổ yến tốt nhất

Thời điểm tuyệt vời nhất là 1h trước khi đi ngủ lúc 9h tối, bạn hãy ưu tiên dùng Yến vào thời điểm này nhé, đây là giờ vàng để cơ thể bạn hấp thụ những dưỡng chất quý có trong tổ Yến.

Vì trong lúc cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng lên rất cao và thời điểm này là thời điểm cơ thể bạn thải độc tố, thanh lọc cơ thể những yếu tố này sẽ giúp việc hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.

Ngoài ra, nếu có điều kiện thì quý khách có thể cho người thân nhà mình dùng thêm Yến Sào 1h trước khi ăn sáng, vừa ngủ dậy mình nên ăn liền nghen. Vì lúc này bụng bạn còn rỗng, khi dùng tổ yến cũng sẽ hấp thụ rất triệt để đấy.

Đang bị sốt, cảm lạnh có nên ăn tổ yến không? 3
Tổ yến nên sử dụng đúng liều lượng

7. Gợi ý cách giúp hấp thu triệt để các vi chất có trong tổ Yến 

Như quý khách biết là tổ yến là collagen tự nhiên nó có những đặc tính giống collagen. Vì thế để hấp thu triệt để và hiệu quả hơn nữa ngoài thời điểm sử dụng thì việc bổ sung đầy đủ vitamin C để tạo ra môi trường giúp cơ thể hấp thụ được hoàn toàn và hiệu quả collagen có trong tổ Yến.

7.1 Chế biến các món ăn từ tổ yến

Qúy khách có thể dùng tổ yến chưng đường phèn cũng đã ngon lắm rồi. Có một số người kị mùi tanh của tổ yến, nhất là bà bầu rất nhạy mùi thì mình có thể thêm vài lát gừng kèm theo mật ong nữa. Lúc đó sẽ rất tuyệt.

7.2 Những điều quan trọng cần lưu ý khi chế biến món ăn từ tổ yến

Không dùng lò vi sóng hấp lại chén Yến trong tủ lạnh vì năng lượng sóng từ lò vi sóng rất mạnh, nó làm vi chất quý nhạy cảm với nhiệt độ trong tổ Yến dễ dàng bay hơi. Điều này rất phí pham và nhiều người mắc phải nên cần lưu ý.

Không nấu chung với các món ăn kèm theo, vì thông thường các món ăn kèm theo với tổ Yến như chè, cháo, canh… phải nấu dưới lửa trực tiếp. Mà Yến Sào thì cấm kị nấu với lửa trực tiếp vì giống như trên ở dưới nhiệt độ quá cao trên 100oC là vi chất quý đã bắt đầu bay hơi rồi.

Như vậy thì quý khách nên nấu riêng các món ăn kèm với Yến, còn sợi Yến thì bạn có thể hấp cách thủy với 1 lượng nước thôi, rồi sau đó rải sợi Yến này lên bề mặt của món ăn kèm theo mà mình vừa chế biến xong. Với cách này món ăn của quý khách sẽ hấp dẫn hơn, mà vi chất của tổ Yến cũng được giữ lại một cách triệt để nhất.

Trên đây, Sâm Yến Linh Chi đã chia sẻ với quý khách về vấn đề “đang bị sốt, cảm lạnh có nên ăn tổ yến không”. Cũng như cách sử dụng tổ yến phát huy tối đa công dụng. Hi vọng qua bài viết này, quý khách đã có thêm cho mình một số kiến thức.