Đặc điểm nổi trội của nấm hồng chi (linh chi đỏ)

Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.

Đặc điểm nổi trội của nấm hồng chi (linh chi đỏ) 1

1. Phân loại nấm linh chi

Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất:

  • Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi): Công dụng an thần, tăng trí nhớ, giúp sáng mắt.
  • Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi): Tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
  • Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi): Tăng cường khả năng miễn dịch, tăng tuổi thọ.
  • Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi: Chữa bệnh hen suyễn, bổ khí, bổ phế.
  • Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi): Tốt cho hệ bài tiết đặc biệt chữa bệnh sỏi thận.
  • Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi): Trị đau nhức xương khớp, gân cốt.

Trong đó, nấm hồng chi (linh chi đỏ) là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,…

2. Hình dáng của nấm hồng chi (linh chi đỏ)

Nấm hồng chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, linh chi còn có những tên khác như: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Chúng sống ở môi trường cây mục, chết, những nơi ẩm ướt.

Bề ngoài có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính từ 3 – 10cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh, mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Toàn cây nấm mầu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen.

3. Đặc điểm nổi trội của nấm hồng chi (linh chi đỏ)

Đặc điểm nổi trội của nấm hồng chi (linh chi đỏ) 2
Nấm hồng chi khô

Nấm hồng chi là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên.

3.1 Thành phần dược tính của nấm hồng chi:

Hồng chi chứa tới hơn 200 hoạt chất và dưới đây là 1 số thành phần cơ bản:

  • Polysaccharides, Germanium hữu cơ,  Adenosine, Triterpenoid và Acid ganoderic.
  • Vitamin B, C và các khoáng chất.
  • Các enzyme và axit béo thiết yếu.
  • Protein và Glycoprotein.
  • Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali.
  • 110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể.
3.2 Công dụng của nấm hồng chi:
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh ung thư.
  • Cân bằng lượng đường trong máu và giúp cải thiện chức năng tuyến tụy.
  • Bảo vệ chống lại sự thoái hóa của các tế bào da và loại bỏ các tế bào da chết, giúp cải thiện cấu trúc da và giảm sự xuất hiện của lão hóa.
  • Loại bỏ các độc tố tích lũy.
  • Làm giảm mệt mỏi, giảm cholesterol và mỡ trong cơ thể.
  • Rất tốt cho bệnh viêm khớp.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cách sử dụng nấm Linh Chi.

4. Cách sử dụng nấm hồng chi

Đặc điểm nổi trội của nấm hồng chi (linh chi đỏ) 3
Nấm hồng chi có thể kết hợp với các thành phần dược liệu khác, lượng nấm hồng chi khô được khuyên dùng 3 – 15gram mỗi ngày.

Đối với sản phẩm dạng bột hoặc dạng viên, nấm phải được nghiền thành bột mịn hoặc làm thành dạng bột chiết xuất để đảm bảo tính sinh khả dụng.

Theo truyền thống, nấm hồng chi nên đun nhỏ lửa trong khoảng 20 – 60 phút trước khi thêm các thành phần thảo dược khác. Nếu chỉ đun linh chi trong 5 phút giống như đun trà thì lượng hoạt chất trong nấm linh chi không tan hết trong nước, vô tình gây lãng phí.

4.1 Nấm hồng chi sắc lấy nước uống

Sắc linh chi: Đun sôi 3 – 15gram nấm hồng chi thái nhỏ hoặc bột hồng chi trong khoảng 2 lít nước. Đun từ từ cho đến còn 2/3 lượng nước. Chất bã linh chi có thể lập lại 2 – 3 lần cho đến khi chiết hết các thành phần trong nấm linh chi.

Chiết bằng rượu (cách truyền thống): Ngâm 90gram thái nhỏ hoặc bột linh chi trong 500 ml rượu gạo trong vòng ít nhất 10 ngày.

4.2 Nấm hồng chi thái lát

Nguyên liệu: 10gram (khoảng 3 – 4 lát) + 3 lát cam thảo.

Nấu trên bếp: Cho nguyên liệu trên cùng với 1 lít nước lạnh vào nồi, đun sôi, để nhỏ lửa trong 1 tiếng là uống được. Bã nấm Linh Chi nấu tiếp nước thứ hai, thứ 3 cho tới khi nào nhạt mà như trên.

Ngâm trong bình giữ nhiệt: Cho nguyên liệu vào 1 lít nước sôi vào trong bình thủy, đậy nắp kín trong 30 phút , sau đó rót ra uống từ từ trong ngày. Có thể thay bằng atiso hoặc mật ong, hoa cúc… uống hết lại châm thêm nước sôi vào uống cho đến khi nhạt mùi, cách này phù hợp với người bận rộn.

4.3 Nấm hồng chi nghiền thành bột

Cho 10gram nấm hồng chi đã nghiền bột cùng với 3 lát cam thảo và nước sôi vào trong bình trà, đậy nắp kín trong 20 phút , sau đó rót ra uống từ từ trong ngày. uống hết lại châm thêm nước sôi vào uống cho đến khi nhạt mùi. Có thể thay cam thảo bằng atiso, hoa cúc, mật ong …

4.4 Nấm hồng chi ngâm rượu

Nguyên liệu: 500gram nấm hồng chi thát lát, 10 lít rượu trắng, 50gram lát cam thảo, 50gram táo khô, 100ml mật ong và bình ngâm rượu.

Cách chế biến: Cho nguyên liệu vào bình rượu, đậy kín nắp, sau 1 – 2 tháng có thể ra uống được. Mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ.

Đặc điểm nổi trội của nấm hồng chi (linh chi đỏ) 4
Nấm hồng chi sắc lấy nước uống

5. Hướng dẫn cách bảo quản nấm hồng chi vừa hái

Nấm hồng chi cần được làm khô tốt sau khi hái và bảo quản đúng cách để tránh hiện nấm mốc xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bảo quản nấm hồng chi tốt nhất là làm khô ngay sau khi hái xong:

5.1 Làm khô bằng ánh nắng mặt trời

Ngày 1: Ngay sau khi thu hái, phơi nấm hồng chi dưới ánh nắng mặt trời từ 6 – 7 giờ với mặt dưới màu kem hay vàng kem đối diện với nắng mặt trời.

Ngày 2: Phơi nấm hồng chi dưới ánh nắng mặt trời thêm 3 – 4 giờ với bề mặt màu đỏ phải đối diện với nắng mặt trời. Sau đó dời chúng đến một khu vực bóng râm thoáng gió làm khô bằng quạt máy.

Ngày 3: Phơi dưới ánh nắng mặt trời thêm 4 – 6 giờ với mặt dưới màu vàng kem đối diện với nắng mặt trời. Sau đó dời chúng đến một khu vực bóng râm thoáng gió làm khô bằng cái quạt máy.

Ngày 4 trở đi: Giữ nấm hồng chi thông thoáng trong bóng râm cho khô bằng quạt máy 24 giờ mỗi ngày cho đến khi khô hoàn toàn. Nấm hồng chi cần phải được bảo vệ tránh mưa hay nước.

Đặc điểm nổi trội của nấm hồng chi (linh chi đỏ) 5
Nấm hồng chi sau khi thu hái cần được phơi khô
5.2 Làm khô bằng quạt

Nếu trời mưa, có thể bỏ qua phơi nắng và đặt nấm hồng chi với mặt dưới màu kem hay vàng kem lên, trực tiếp trong một căn phòng được thông gió tốt. Quạt 24 giờ mỗi ngày cho đến khi nấm hồng chi hoàn toàn khô. Phải mất khoảng 4kg nấm hồng chi tươi để được 1kg nấm hồng chi khô.

Chú ý sau khi thu hoạch nấm hồng chi không được đựng trong vật dụng không thoáng gió hoặc bao nhựa để qua đêm. Nên làm khô càng sớm càng tốt sau khi hái.

Nếu không thể làm khô nấm hồng chi bên ngoài do trời mưa thì phải làm khô bằng quạt máy trong nhà để tránh nấm mốc. Phơi nắng trực tiếp khi có thể.