Đặc điểm để nhận biết nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên

Dựa trên những nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trước đây nhân sâm Triều Tiên hay còn gọi là sâm cao ly chính là tên gọi chung của nhân sâm trên bán đảo triều tiên nhưng ngày nay đã tách ra thành bắc triều tiên và nam triều tiên ( Đại hàn dân quốc) nên sâm ở Hàn Quốc được gọi là sâm Hàn Quốc.

Đặc điểm để nhận biết nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên 1

1. Nhân sâm được xếp vào hàng thượng phẩm, dược liệu quý hiếm

Nhân sâm từ ngàn năm về trước đã được biết đến và được sử dụng như một loại “ Thần Dược” được xếp vào hàng thượng dược quý hiếm gồm: “ Sâm,Nhung, Quế, Phụ” với nhiều công dụng và đem lại hiệu quả tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

Cả hai loại Nhân sâm Triều Tiên và Nhân sâm Hàn Quốc  đều được đánh giá cao là loại sâm tốt có truyền thông từ ngàn năm nay. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn khó có thể phân biệt được rõ ràng rằng đâu là nhân sâm Triều Tiên, đâu là nhân sâm Hàn Quốc.

Dựa trên những nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trước đây nhân sâm Triều Tiên hay còn gọi là Sâm Cao Ly chính là tên gọi chung của nhân sâm trên bán đảo Triều Tiên nhưng ngày nay đã tách ra thành bắc triều tiên và nam triều tiên ( Đại hàn dân quốc) nên sâm ở Hàn Quốc được gọi là sâm Hàn Quốc.

2. Đặc điểm phân biệt nhân sâm Triều Tiên và Hàn Quốc

2.1 Hình dáng bên ngoài của nhân sâm Triều Tiên
  • Cây nhân sâm Triều Tiên khi thu hoạch vẫn còn những lớp đất bám xung quanh ở củ sâm.
  • Nhìn phần đầu củ sâm Triều Tiên thường rất chắc, rắn lại ngắn và tròn.
  • Đến phần thân củ sâm có màu vàng sáng hoàng thổ và cầm vào rất chắc chắn.
  • Thân sâm có hình dáng rất giống sáng người, rõ ràng mà trọng lượng cũng khá nặng.
  • Ở phần rễ của củ nhân sâm Triều Tiên chỉ bám vào chân củ sâm chứ không bám vào phần thân củ.
  • Sâm cũng có mùi thơm nhẹ dịu và mang mùi đặc trưng.
Đặc điểm để nhận biết nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên 2
Nhân sâm tươi
2.2 Hình dáng bên ngoài của nhân sâm Hàn Quốc

Cây nhân sâm Hàn Quốc có 5 lá, cứ đến khoảng mùa đông thì cây héo đi còn mùa xuân thì nảy mầm mọc lại mang một số đặc trưng riêng biệt dễ nhận biết và phân biệt có thể kể đến như:

  • Nhân sâm Hàn Quốc khi thu hoạch vẫn còn lớp đất bám xung quanh củ sâm.
  • Ở phần đầu của củ sâm Hàn Quốc thường rất rắn chắc, ngắn và khá tròn.
  • Phần chân củ có màu vàng hoàng thổ và to được phân thành chân rất rõ ràng.
  • Cơ cấu ở bên trong củ sâm nhìn chắc và có chất lượng tốt.
  • Phần thân và củ sâm Hàn Quốc có hình dáng rất giống người và có trọng lượng nặng hơn so với những loại nhân sâm khác.
  • Ở rễ nhân sâm chỉ bám vào phần chân củ sâm chứ không bám nhiều vào phần thân củ.

Đặc biệt, nhân sâm Hàn Quốc sẽ có mùi thơm nức đặc trưng của sâm Hàn Quốc khi sử dụng và mùi của sâm lan tỏa có thể khiến những người xung quanh cũng ngửi được rất rõ khi người dùng thở ra.

Đối với củ sâm tươi Hàn Quốc thì thường có mầm mọc từ gốc và nếu như trồng xuống thì vẫn phát triển thành cây sâm bình thường.

3. Chất lượng của nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên

Có thể thấy, giữa hai loại nhân sâm Triều Tiên và nhân sâm Hàn Quốc đều có đặc điểm gần gần như nhau. Còn về chất lượng, nhân sâm tự nhiên ở Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc thì cũng có chất lượng tương đồng với nhau.

Trong đó, do Bắc Triều Tiên có diện tích núi nhiều hơn nên sẽ có sản lượng sâm tự nhiên cao hơn. Thế nhưng vì điều kiện kinh tế xã hội cùng nhu cầu của con người mà sâm tự nhiên ở trên bán đảo triều tiên hiện giờ còn rất ít, chủ yếu chỉ còn lại là sâm trồng và sâm bán tự nhiên. Chính điểm này cũng làm nên sự khác biệt giữa nhân sâm triều tiên và nhân sâm Hàn Quốc.

3.1 Sâm bán tự nhiên
Đặc điểm để nhận biết nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên 3
Nhân sâm Hàn Quốc

Sâm bán tự nhiên ( do con người gieo hạt vào núi cho sâm tự phát triển) chiếm phần lớn ở bắc Triều Tiên nhờ có diện tích rộng. Nhưng vì hiện nay nhân sâm tự nhiên bị khai thác nhiều nên hầu như không còn trên thị trường mà chủ yếu là nhân sâm trồng do con người canh tác.

Nhờ kỹ thuật canh tác và chế biến của Hàn Quốc hiện đại hơn Triều Tiên khá nhiều và có sự chênh lệch nên nhân sâm trồng của Hàn Quốc có chất lượng tốt hơn so với nhân sâm Triều Tiền và kể cả nhân sâm Trung Quốc cũng không sánh bằng.

3.2 Ngoài ra, căn cứ vào cách thức chế biến, người ta chia thành cách loại:
  • Sinh sái sâm: Để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát rồi phơi khô.
  • Đại lực sâm khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó phơi khô.
  • Hồng sâm: Bỏ rễ, râu sấy khô, còn gọi là thạch trụ sâm.
  • Bạch sâm: Ngâm tẩm trong nước đường đặc, còn gọi là đường sâm.
  • Cáp bì sâm chế biến bằng cách trước tiên ngâm trong nước sôi, sau đó ngâm vào nước đường loãng.

Ngoài ra, tùy theo công nghệ chế biến, chúng ta còn có thể phân loại thành sâm trà, sâm lát, sâm viên nang. Bên cạnh những phẩm chất và công dụng chung, mỗi loại nhân sâm lại có những đặc tính và năng lực riêng.

Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học cũng cho thấy sâm có nhiều tác dụng như gia tăng quá trình hồi phục các chức năng của cơ thể.

Sâm được xem là loại thuốc bổ toàn diện, chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới, kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng.

Trong đó, xét theo nguồn gốc địa lý, sâm Hàn Quốc – Triều Tiên có tên chung là Cao Ly sâm, là loại được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường bởi được cho là có điều kiện sống và chất lượng tốt hơn.

4. Thận trọng nhân sâm giả, sâm kém chất lượng

Đặc điểm để nhận biết nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên 4
Nhân sâm non kém chất lượng

Các chuyên gia cảnh báo trên thị trường hiện nay sâm Hàn Quốc – Triều Tiên thường bị làm giả bởi các loại sâm có xuất xứ khác. Đặc biệt, rất nhiều dược liệu mang tên sâm, hình dáng tương tự nhưng tính chất dược lý không giống hoặc chỉ giống một phần.

Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết nhiều người chi hàng triệu đồng nhưng mua nhầm cây thương lục thay vì nhân sâm dẫn tới tiền mất tật mang.

Theo Lương Y Trung, củ thương lục được bán ở nhiều địa phương với tên giả mạo hồng sâm hay phòng sâm. Đây chính là một vị thuốc công hạ mãnh liệt, có thể gây sẩy thai… Người khỏe mạnh dùng cũng tổn thương gân cốt và hại thận.

“Củ cây thương lục có hình dáng giống với nhân sâm khiến nhiều người nhầm lẫn nên bị ngộ độc. Người dùng quá liều còn có khả năng tử vong vì củ này có chất phytolaccatoxin, muối kali nitrat, axit oxymyristinic, tính độc”, lương y Trung cảnh báo.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn cũng lưu ý thêm nhân sâm rừng thường đắt và tốt hơn nhân sâm trồng. Do hai loại có hình dáng giống nhau nên người ta hay lấy sâm trồng giả mạo là sâm rừng.

Sâm rừng được thu hái trong hoang dại, sử dụng nguồn dinh dưỡng tự nhiên và thông thường sinh trưởng phát triển chậm. Sâm trồng đã có tác động nhiều bởi con người, từ khâu chọn giống đến chế độ phân bón…

5. Nhân sâm nên sử dụng đúng cách và đúng liều lượng

Đặc điểm để nhận biết nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên 5
Nhân sâm ngâm rượu

Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ nhưng vẫn là thuốc, nên không phải ai cũng dùng được, bởi thể trạng, bệnh tình khác nhau. Việc dùng tùy tiện có thể biến bệnh nhẹ thành nặng, nặng thành nguy kịch.

Những đối tượng không được dùng nhân sâm là phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, đau bụng do hàn, viêm ruột, viêm gan… Sách cổ từng ghi nhận trường hợp thai phụ tử vong khi ăn nhân sâm.

“Bệnh nhân chỉ dùng sâm sau khi được thầy thuốc bắt mạch kê đơn và dặn dò cách sử dụng, chế độ dinh dưỡng hợp lý khi uống thuốc có nhân sâm”, lương y Vũ Quốc Trung cho biết.

Như vậy, thông qua những thông tin vừa được cung cấp ở trên, các quý bạn đọc sẽ phần nào tháo gỡ được những mơ hồ và thắc mắc về sản phẩm sâm, cụ thể giữa nhân sâm Triều Tiên và nhân sâm Hàn Quốc có sự khác nhau như thế nào.