7193 lượt xem
Sử dụng tổ yến hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì chờ đến lúc cảm thấy mệt mỏi mới ăn một lượng lớn thì không nên. Ăn yến không cần ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn mà quan trọng là dùng đều đặn để có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Tổ yến chưng đường phèn là cách chế biến đơn giản nhất. Tuy nhiên, để tránh phải sai lầm khi chưng yến mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Đầu tiên bạn phải có Yến tinh chế (Yến tinh chế là tổ Yến thô đã được làm sạch và sấy khô). Yến tinh chế được ngâm vào nước lạnh để làm tổ Yến nở ra là bạn có thể chế biến được ngay lập tức.
Đặt tổ Yến vào chén nhỏ, sau đó đưa vào trong nồi và đổ thêm nước sạch vào trong nồi để chưng các bạn nhé.
Lưu ý: Không nên để đường vào cùng với Yến ngay từ lúc mới chưng nhé.
Đặt nồi lên bếp, đậy nắp và nấu tổ Yến.
Lưu ý:
Sau khi chưng Yến được khoảng 19 – 20 phút bạn có thể kiểm tra xem Yến sào chưng đường phèn đã được sự mềm mại chưa. Khi gần tắt bếp, ta cho đường phèn vào nấu tiếp trong 10 phút để đường chín.
Nên cho thêm 2 lát gừng tươi vào bát để khử mùi hoặc tăng độ ngon miệng Yến sào. Phương pháp này cũng rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp thấp.
Nếu có một công thức chế biến Yến sào chưng dành cho bệnh nhân bị tiểu đường thì đó là nên hạn chế đường để đảm bảo lượng đường trong máu của bệnh nhân.
Khi dùng tùy thuộc vào khẩu vị từng người mà bạn có thể cho thêm hạt sen, nhân sâm, táo tàu…
Yến sử dụng nóng hoặc lạnh thì công dụng của tổ Yến vẫn giữ được giá trị của nó.
Thố chưng Yến rửa sạch, tráng qua nước đã đun sôi. Yến đã sơ chế, ngâm nở đem trụng qua nước sôi rồi đổ vào thố (1 thố 1 lần nấu các bạn chỉ nên dùng 1,5 – 2 tổ yến).
Khi đã đổ Yến vào thố, chúng ta tiếp tục đổ nước mới đun sôi ngập đến ¾ thố để khi sôi Yến không bị tràn ra ngoài. Tiến hành đậy nắp và cắm điện trong khoảng 45 phút, lúc này nồi đã sôi có thể thêm đường phèn vào và đậy nắp chưng thêm 15 – 30 phút nữa là có thể sử dụng được.
Bởi nó được thiết kế với nhiệt lượng thấp, tiệu thụ điện năng cũng thấp mục đích để truyền nhiệt từ từ cho yến chín đều một cách từ từ nên giữ nguyên được hương vị.
Yến đã làm sạch ngâm trong nước khoảng 20 phút. Nếu bạn muốn ăn ngọt thì cho đường phèn vào chén ngâm Yến.
Đặt chén Yến đã ngâm vào nồi cơm điện. Đổ nước vào nồi, canh sao cho nước ngập vừa đủ ¼ thân chén. Nếu cho quá nhiều nước, khi sôi nước sẽ tràn vào chén Yến chưng.
Sau khi bước chuẩn bị đã xong, đậy nắp nồi lại và bật chế độ cooking. Thông thường, thời gian chưng Yến sẽ kéo dài khoảng 20 – 30 phút.
Bạn hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo Yến chín, mềm tới độ cần thiết nhé. Sau khi Yến chưng xong, bạn có thể dùng ngay khi còn nóng.
Nếu thích ăn lạnh, hãy để nguội rồi đặt trong tủ lạnh sau đó lấy ra dùng. Để tăng thêm phần hương vị, bạn có thể cho thêm một vài lát gừng hoặc hạt sen đã nấu chín.
Chưng 5gram Yến có thể cho 1 người ăn trong 2 – 3 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh.
Có thể nói công dụng của Yến Sào và Tổ Yến Chưng là như nhau. Chỉ có khác là khi chưng với đường phèn. Một phương pháp thông dụng và dễ làm giúp Yến có được vị ngọt thanh. Chúng ta dễ ăn hơn và phù hợp với hầu hết đại đa số người dùng.
Công dụng chính của món Yến Chưng này chung quy là bồi bổ và tăng cường sức khoẻ. Tăng cường sinh lực, hệ miễn dịch cho cơ thể. Giúp trị chứng ho khan, viêm phế quản do cơ chế bổ phổi, tiêu đàm, ích khí, dưỡng huyết.
Đặc biệt, với phụ nữ còn mang lại tác dụng tái tạo tế bào. Cung cấp Collagen tự nhiên giúp hỗ trợ da trắng sáng. Làm chậm quá trình lão hoá.
Khi hấp cách thủy, nhiệt độ trong chén đựng tổ yến không thể vượt quá 100 độC, các chất dinh dượng trong yến sào được bảo lưu tốt nhất.
Nếu dùng phương pháp nấu trực tiếp thì rất khó điều chỉnh được nhiệt độ, khi đó nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng tự nhiên trong yến sào.
Thường thời gian hấp cách thủy là 30 – 45 phút, để nhỏ lửa. Thời gian hấp cách thủy ít hơn sợi yến còn nguyên sợi và hơi dai so với thời gian hấp lâu hơn sợi yến sẽ nở bung hết cỡ và mịn.
Nếu chưng quá lâu tổ yến sẽ tan chảy vì tổ yến là một sản phẩm gốc nước được tạo ra trực tiếp từ nước miếng của loài chim yến.
Vì có giá trị cao nên tổ yến thường xuyên bị làm giả với mức độ càng ngày càng tinh vi, để có thể mua được tổ yến chất lượng đảm bảo với giá tốt người tiêu dùng nên chọn mua tổ yến ở những địa chỉ tin cậy.
Đây cũng là sai lầm mà mọi người thường mắc phải. Tổ yến được chưng ở nhiệt độ không qua 100oC
Không chưng Yến dưới lửa trực tiếp. Có nhiều người sau khi ngâm trong nồi thì mang hẳn cả nồi yến đi chưng dưới lửa trực tiếp mà không thông qua lớp nước hoặc hơi nước nào cả.
Nhiệt độ lửa rất cao khi chưng như thế nhiệt độ sẽ truyền trực tiếp vào yến sẽ làm cho các chất vitamin, khoáng chất trong yến sẽ bay hơi như vậy thì rất lãng phí.
Sau khi chén yến đặt 90oC thì ta tắt bếp và ủ lại 30oC. Không nên chưng yến quá lâu vì như vậy sẽ làm chén yến mất chất.
Khi nấu tổ yến chung với các món khác như súp, cháo, canh,… bởi vì các món ăn thường được nấu trực tiếp với nhiệt độ rất cao nên khi nấu thì
Thức ăn được nấu riêng với lửa trực tiếp.
Yến được chưng riêng.
Sau khi thức ăn chín thì tắt lửa hẳn rồi cho yến vào hoặc dùng nước thức ăn hòa vào bát yến. Như vậy sẽ giữ được tinh chất của yến.
Có nhiều người nấu hoặc hâm yến lại bằng lò vi sóng vì tiết kiệm thời gian. Như mọi người biết sóng nhiệt được phát ra từ lò vi sóng có năng lượng và nhiệt độ rất cao việc làm này sẽ làm cho chất và vi chất có trong yến bay hơi rất nhanh. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng nấu hoặc hâm lại tổ yến.
Thường một số người hay chưng yến trong nồi chưng chuyên dụng nhưng quên hẹn giờ chưng hoặc cắm điện mà quên lấy yến ra để quá lâu trong nồi chưng yến sẽ làm cho yến mất các vi chất có trong yến.
– Sau khi chưng yến xong chén yến nên bỏ vào tủ đông 2 tiếng (nhớ hẹn giờ) sau đó bỏ lại ngăn mát. Làm như vậy chén yến sau khi chưng sẽ được giữ rất lâu và các chất trong yến sẽ được đảm bảo tốt nhất.
– Khi chưng cách thủy nếu bạn chưng tổ yến trong tô hoặc không có nắp đậy. Điều này làm các chất dinh dưỡng trong tổ yến bị bay mất khi bạn nấu.
Nhiều bạn có thói quen chưng yến để ít nước nhằm cho yến được đậm đặc. Tuy nhiên nước đun sôi là môi trường giúp yến chưng được nở to, đảm bảo được độ mềm vì thế nếu thiếu nước khi chưng yến sẽ không nở được đều và không đảm bảo được chất lượng.
Vì thế, tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể thêm bớt nước cho phù hợp tuy nhiên theo nguyên tắc cần tuân thủ đó là lượng nước khi chưng phải ngập hết lượng yến cần chưng.
Khi chưng yến mà cho đường phèn vào ngay từ đầu sẽ làm yến nở được đều và mất đi hương vị đặc trưng của yến. Tốt hơn hết, nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc sau khi đã tắt bếp. Như vậy yến mới có thể nở to hơn và giữ được đặc trưng vốn có của yến.