Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến)

Nhiều người cho rằng, tổ yến được làm bằng gân sò hay dịch cá. Thực tế thì tổ yến được chim yến bố mẹ xây bằng chất dịch tiết ra từ miệng chim yến. Quy trình hình thành tổ yến được diễn ra ra sao và chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé!

Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến) 1

1. Tổ chim yến là gì?

Tổ yến hay yến sào là tên một loại thực phẩm – món quà kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho con người, nó được hình thành từ tổ của loài chim yến. Đây là món ăn được xem là cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Nam Á.

Những địa phương có yến đảo tự nhiên là một số hòn đảo của các tỉnh duyên hải miền trung đến Nam Bộ vì chim yến thường phân bố và tập trung nhiều ở các vùng biển đảo Việt Nam.

Gần đây, một một số tỉnh như: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đồng Nai, Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang…đã nghiên cứu về loài chim này và dẫn dụ chúng về trong nhà nuôi, để thu hoạch được tổ yến với tên gọi yến nuôi (yến nhà). Những căn nhà nuôi yến được cải tạo gần giống với điều kiện tự nhiên nơi yến thường hay làm tổ.

2. Nơi chim yến thường hay làm tổ

Trong quá trình chọn nơi làm tổ thì chim yến sẽ có cách thức chọn vị trí làm tổ khác nhau như:

2.1 Trong môi trường tự nhiên (chim yến đảo)
Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến) 2
Tổ yến đảo

Nơi làm tổ thích hợp sẽ là những hang động, vách đá và là những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 2 lux nhằm tránh những kẻ thù như cú mèo hay dơi ăn mất trứng.

Thông thường, chúng sẽ chọn làm tổ ở những nơi đã từng có tổ chim yến bởi chim yến tin rằng nơi đó là an toàn nhất cho con của chúng.

2.2 Trong môi trường nhà nuôi (chim yến nhà)

Khác hoàn toàn với yến đảo, chim yến nhà được con người dẫn dụ về làm tổ ở trong nhà yến bằng các phương tiện hỗ trợ như âm thanh.

Các nhà yến thường được đặt ở những vùng ven biển, đồi núi gần gũi với thiên nhiên để đảm bảo yên tĩnh cũng như sự an toàn cho chim yến trú ngụ vào ban đêm.

Chúng sẽ làm tổ trên cách vách gỗ hoặc những vật dụng người nuôi hỗ trợ cho việc bám đậu, làm tổ của chim yến.

Tổ yến đảo có kết cấu khum như chiếc chín và chắc chắn hơn yến nhà có kết cấu hình cánh cung.

3. Quá trình hình thành nên một tổ yến

3.1 Chim yến đảo
Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến) 3
Tổ yến hình thành trên vách đá

Vào mùa sinh sản, chim yến chọn cho mình vị trí thích hợp nhất trên những vách đá hay hang động để làm tổ. Vị trí này sẽ được giữ nguyên trong nhiều năm, thường là cả đời.

Chúng thường kiếm ăn vào ban ngày và làm tổ vào ban đêm. Công việc làm tổ sẽ do đôi chim yến đảm nhiệm bằng cách chúng sử dụng tuyến nước bọt và cơ hàm ép nước bọt tiết ra.

Sau đó chúng quẹt nhiều lần lên vách đá để định hình tổ yến, khi kích thước chiếc tổ đủ lớn (có thể chứa được 2 trứng chim yến), chim yến tiếp tục dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ.

Nước bọt sẽ khô lại sau khoảng 2 đến 3 tiếng, sau đó chúng đu lên vách đá, chúc đầu xuống dưới hoặc mép tổ để tiếp tục quẹt nước bọt vào lòng tổ làm nơi đặt trứng chim.

Sau khi cấu trúc tổ được hình thành sẽ thưa như xơ mướp, sau đó thì được dệt chặt với nhau. Quá trình làm tổ diễn ra cho đến khi chim yến cái sắp đẻ trứng.

Tổ yến cũng chính là nơi chim yến đẻ trứng sau này. Với những người đi thu hoạch tổ, khi họ thấy tổ yến có xơ mướp thì sẽ biết chú chim yến đó sắp đẻ trứng.

3.2 Chim yến nhà

Quá trình làm tổ của chim yến nhà không có sự khác biệt nhiều so với chim yến đảo, chỉ khác vị trí làm tổ của chim yến nhà sẽ được cố định trên trần nhà hoặc vách gỗ.

Để hoàn thành một chiếc tổ vững chắc, chim yến phải mất rất nhiều đêm. Trung bình mỗi đêm chim yến chỉ xây được khoảng 1 mm. Theo các nhà nghiên cứu, chim yến gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều sức lực khi xây tổ. Thậm chí khi làm tổ, chúng còn phải nhắm mắt, xù lông rất vất vả.

4. Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến)

4.1 Xơ mướp
Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến) 4
Xơ mướp của tổ yến

Xơ mướp hay còn gọi là phần bụng trong của tổ yến thô có hình dạng nhiều sợi nhỏ liên kết với nhau,nhìn như xơ mướp .

Trong quá trình gia công, phần sơ mướp thường được tách ra làm sạch sau đó sử dụng cho mẫu tinh chế, hoặc trả về bụng tổ cho mẫu rút lông đắp bụng.

Sau khi ngâm nước, phần xơ mướp hay bị vụn đi nhưng vẫn giữ được sợi nhỏ liên kết với nhau,lúc ăn có độ dai mềm, không giống như yến vụn cám nhỏ, xin quý khách lưu ý để chọn đúng sản phẩm cho nhu cầu sử dụng.

4.2 Chân yến

Chân yến là phần chân trụ của tổ yến, giúp tổ yến bám chắc hơn trên bề mặt vách tường, gỗ, đá… vì vậy khi làm tổ chim yến thường tỉ mỉ xây phần chân rất dày và cứng, nên chân yến được xem là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất của tổ.

4.3 Sợi yến

Là mảng kết dính được nối từ chân yến bên này đến chân yến bên kia tạo thành hình dạng tổ hoàn chỉnh. Đây được coi là phần lưng của tổ bảo vệ trứng và chim yến.

Đây là phần có độ dai mềm, ngon tuyệt đối ở tổ yến. Vì vậy mà nó được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, cũng vì thế mà giá thành thường cao hơn.

Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến) 5
Chân tổ yến sơ chế

5. Tổ yến chứa thành phần dinh dưỡng nào?

Ngày nay, người ta thường khai thác tổ yến để làm thực phẩm và hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh. Tổ yến gồm có các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Protein (chứa 42.8 – 54.9%).
  • Glucose.
  • Các acid amin cần thiết như cysteine, phenyllamin, tyrosin,…
  • Các vitamin B, C, E, PP.
  • Các muối natri, sắt, photpho và các nguyên tố vi lượng.

6. Tác dụng của tổ yến mang lại cho sức khỏe

Tổ yến tuy không phải là loại thần dược chữa bách bệnh nhưng từ lâu tổ yến được cho là thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm thực tế đã chứng minh tác dụng của tổ yến gồm có:

6.1 Tác dụng bổ phế

Theo Đông y, tổ yến có nhiều tác dụng đối với hệ hô hấp. Tổ yến giúp dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho và định suyễn.

6.2 Tác dụng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Tổ yến chứa nhiều acid amin thiết yếu và nhiều nguyên tố vi lượng, do đó, nó giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

6.3 Tác dụng bổ máu

Tổ yến giàu chất đạm và sắt nên có tác dụng tạo máu cho cơ thể. Trong đó, sắt có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin – chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể.

6.4 Tác dụng của tổ yến với hệ thần kinh

Các vi chất dinh dưỡng như kẽm, đồng,…có trong tổ yến có tác dụng ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ. Vì thế, sử dụng tổ yến đúng cách sẽ giúp bồi bổ trí não, ổn định thần kinh, giúp ngủ ngon và ghi nhớ tốt hơn.

6.5 Tác dụng của tổ yến với làn da

Đối với phụ nữ, dưỡng chất threonine trong tổ yến sẽ giúp hình thành nên elastine và collagen. Hai hợp chất này có tác dụng tích cực với nhan sắc và làn da phụ nữ như giảm mụn.

Làm sáng và mịn da, giảm nám và ngăn ngừa lão hoá. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, các dưỡng chất của tổ yến còn làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và cung cấp khoáng chất cho thai nhi.

6.6 Tác dụng của tổ yến trong việc cải thiện sức khỏe

Với những người bị suy nhược, vừa mới hết bệnh, mới phẫu thuật hay người bệnh ung thư vừa xạ trị,…ăn tổ yến sẽ giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Chi tiết về cấu tạo của một tổ chim yến (tai yến) 6
Tổ yến nguyên chất, sau khi tinh chế có màu trắng ngà

7. Vì sao tổ yến trên thị trường đều trắng tinh, không sót lông con

Do muốn tăng thêm lợi nhuận bằng cách giảm chi phí gia công nên có rất nhiều cơ sở tổ yến đã lạm dụng chất hoá học tẩy trắng tổ yến, vì thế lông tơ đã được đổi thành màu trắng như màu yến mà mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng trên thực tế lông tơ vẫn còn tồn tại không hề mất đi.

Với tổ yến làm sạch tự nhiên thì sau khi sấy khô tổ yến có màu trắng ngà, còn sót ít lông tơ và có một số thì không đều màu. Còn tổ yến trắng tinh, đều màu, nhìn thấy sạch 100% là tổ yến đã qua xử lý hoá học. Xin quý khách lưu ý để tránh mua sản phẩm gây hại cho sức khoẻ.

8. Cách phân biệt tổ yến nguyên chất 100% với tổ yến pha tạp chất

Lượng yến tươi sau khi ngâm, vắt ráo nước phải đạt được tối đa từ 6 – 7 lần so với yến khô ban đầu mới là yến thật. Ví dụ: 10gram yến khô, sau khi ngâm nở, vắt ráo nước thì lượng yến tươi đạt được là 60 – 70gram

Đối với yến pha chất làm nặng trọng lượng thì sau khi ngâm nở yến tươi chỉ gấp 3 – 4 lần yến khô (tuỳ vào độ pha trộn ít hay nhiều của nhà cung cấp), còn chất khác đã tan thành nước. Ví dụ: 10gram yến khô, sau khi ngâm nở, vắt ráo nước thì lượng yến tươi đạt được là 30 – 40gram, trong khi yến nguyên chất phải đạt là 60 – 70gram.

Đối với yến pha trộn thành phần khác giả yến quý khách phải quan sát thật kỹ trước khi dùng, vì thành phần giả yến không tan trong nước mà nó tương tự như yến vón thành cục, thủ thuật này thường áp dụng ở những loại yến rẻ tiền, vụn nhuyễn, thành phần khác có thể được xay nhuyễn trộn lẫn.