1777 lượt xem
Yến sào chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất quý hiếm rất tốt cho cơ thể con người. Hạt sen có tên gọi theo đông y là liên nhục, hạt sen từ lâu đã được coi là vị thuốc quý trong dân gian và được áp dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh rất hiệu quả. Yến sào chưng hạt sen là một món ăn được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa của hai nguyên liệu giàu giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, món ăn này mang lại cho người dùng những công dụng và lợi ích vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng tham khảo công thức chế biến sau đây nhé !
Theo khoa học chứng minh, trong tổ yến sào có chứa chứa hàm lượng protein cao (45 – 55%), trong đó có 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ,các mô và da.
Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) mang lại tác dụng giúp tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
Tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu và glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…
Ngoài ra, trong tổ yến sào còn chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và bồi dưỡng sức khỏe cho người già rất tuyệt vời. Với những người vừa ốm dậy, bạn có thể bồi bổ bằng tổ yến sẽ giúp cho cơ thể người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, hạt sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi, phốt pho, sắt, lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
Trong 100gram hạt sen có chứa 350 calo, 63 – 68 gram carbohydrate, 17-18gram protein, nhưng chỉ có 1,9 – 2,5 gram mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho).
Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gram) cung cấp khoảng 5 gram protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
Hạt sen mang vị ngọt, tính mát, không những bổ tâm, mà còn bổ tỳ vị và an thần tốt. Khi kết hợp với tổ yến sẽ tạo ra một món ăn có tác dụng an thần cho người mất ngủ.
Hạt sen giúp bồi bổ sức khỏe cho người biếng ăn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, người bệnh cần phục hồi, phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi hoặc mới sinh cần bổ sung chất dinh dưỡng…
Bên cạnh đó, chè tổ yến với hạt sen cũng là món ăn dưỡng nhan rất tốt, các chị em phụ nữ có thể sử dụng thường xuyên để bảo trì làn da, vóc dáng và gìn giữ tuổi thanh xuân.
Hạt sen tươi là loại hạt sen không qua sấy khô hoặc bung nổ (như bỏng ngô). Bởi vì hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ tự nhiên nên nhiều người đã chọn hạt sen tươi làm nguyên liệu chế biến món yến chưng hạt sen.
Bước 1: Ngâm Yến khoảng 2 tiếng (nếu là yến thô), để dễ nhặt lông hơn. Nếu là yến tinh chế hay yến sào đã rút lông thì bạn chỉ việc ngâm vào nước nguội cho đến khi yến sào nở ra ( ngâm khoảng 30 phút).
Bước 2: Lột vỏ cứng tách hạt sen ra, bóc sạch vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hạt sen, làm đến đâu ngâm trong thau nước sạch đến đó. Để tránh tình trạng hạt sen bị đen, không đẹp mắt.
Bước 3: Sau khi Yến sào đã nở đều, bạn vớt ra 1 bát sứ có nắp hoặc cho vào thố điện và chưng cách thủy khoảng 30phút (lưu ý để lửa nhỏ nếu chưng cách thủy yến bằng nồi thông thường).
Thực hiện hấp cách thủy hạt sen song song với yến khoảng 20 phút đến khi hạt sen nở mềm và thơm. Việc hấp cách thủy sẽ hạn chế làm mất giá trị dinh dưỡng và giữ lại được hương vị đặc trưng của hạt sen.
Bước 4: Sau khi chưng yến được 30phút thì hạt sen cũng đã vừa chín mềm. Cho hạt sen vào thố yến thêm ít đường phèn tùy khẩu vị sau đó chưng thêm 3 – 5 phút nữa là xong.
Bước 5: Bạn có thể thái một ít gừng tươi để làm tăng mùi vị thơm ngon và thưởng thức.
Tổ yến chưng hạt sen nên ăn ngay lúc nóng để tránh lạnh bụng. Đối với người bị cao huyết áp nên dùng món này vào buổi sáng để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái.
Một số người mất ngủ có thể cho thêm hạt sen khi chưng yến và dùng trước lúc đi ngủ 30 phút. Ăn thường xuyên khoảng một tuần ba lần bạn sẽ thấy giấc ngủ ngon.
Hạt sen tươi qua giai đoạn sơ chế gồm các bước: chặt sen, chà sen, cắt đầu, thông tâm, sấy khô và bảo quản sẽ cho ra sản phẩm hạt sen khô. Do quá trình bảo quản hạt sen khô được lâu hơn, nên chị em nội trợ có thể chọn hạt sen khô để chế biến món ăn.
Bước 1: Ngâm hạt sen
Để nấu được món yến chưng ngon mà không tốn nhiều thời gian, cách tốt nhất bạn nên ngâm hạt sen 1 đêm trước khi nấu, sau 1 đêm hạt sen không chỉ mềm ra, tiết kiệm thời gian nấu mà còn nhanh bùi hơn, sử dụng nấu luôn được luôn.
Bước 2: Sơ chế tổ yến
Ngâm tổ yến tinh chế vào trong nước sạch khoảng 30 phút cho sợi yến mềm và tơi thì vớt ra rây để cho ráo.
Bước 3: Nấu hạt sen
Sau khi ngâm sen qua đêm, vớt ra để ráo nước. Nấu một nồi nước sôi (một lượng vừa đủ ngập sen) sau đó cho sen vào đợi hạt vừa chín thì tắt bếp.
Mách nhỏ: Khi hạt sen vừa chín cũng là nước trong nồi vừa cạn, bạn chỉ cần thấy nước trong nồi cạn đi là đã có thể tắt bếp.
Bước 4: Chưng yến với hạt sen và đường phèn
Sau khi hầm xong lần một cho hạt sen vừa chín tới. Bạn cho yến vào chén có nắp và cho vào nồi chưng cách thủy cùng với hạt sen và chưng khoảng 20 phút.
Tiếp đến cho đường phèn vào đun chừng 5 – 7 phút đợi đường tan hết thì tắt bếp.
Lưu ý nhỏ: Khi hạt sen chưa chín bùi thì bạn chưa nên cho đường, vì khi bỏ đường vào chung sẽ làm cho hạt sen giảm bớt đi độ bùi ngon.
Nên sử dụng tổ yến thường xuyên và với liều lượng 3 – 5gram/ngày. Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh như: tiểu đường, rối loạn mỡ máu,… Có nhu cầu nếu muốn dùng tổ yến để tẩm bổ.
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ và những chuyên viên dinh dưỡng. Để phát huy được tác dụng và mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho đối tượng sử dụng tổ yến.
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, người bệnh béo phì, cao huyết áp, đầy bụng,… Đặc biệt với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 12 tháng thì không nên dùng yến sào.
Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ thử dần dần với những lượng nhỏ trước để cơ thể trẻ hấp thu dễ dàng. Bên cạnh đó, sẽ phát hiện ngay nếu có tình trạng dị ứng khi sử dụng với trẻ nhỏ.
Bởi lẽ, chỉ ít lâu sau, bạn sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường và tắc tĩnh động mạch, phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Hàm lượng alkaloid trong tâm sen rất cao, có tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe tim.
Do đó liều dùng rất quan trọng và đặc biệt không sử dụng lâu dài. Vì vậy, những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều thì hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất nên khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Chuyên gia lưu ý thêm, hạt sen cũng là một vị thuốc trong Đông y. Do đó, khi sử dụng nhất thiết không được lạm dụng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y trước khi sử dụng hạt sen để phát huy tác dụng sức khỏe tốt nhất.
Như vậy, Chỉ với 2 cách chưng yến đơn giản trên là bạn đã có ngay món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng cho sức khỏe. Với món yến chưng hạt sen này bạn có thể dùng nóng hoặc lạnh đều ngon. Chúc các bạn thành công !