Cách chưng yến sào với đậu xanh

Những ngày đầu mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể sinh nhiệt thì đậu xanh luôn là thực đơn được mọi người nghĩ đến hàng đầu. Khó có món ăn nào có tác dụng giải nhiệt hoàn hảo như Tổ Yến chưng đậu xanh, bởi nó không chỉ mang đến bạn vị ngọt thanh mát ở đầu lưỡi mà khi vào cơ thể các nguyên liệu trong món ăn này sẽ điều hòa và giải nhiệt cực tốt cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu xem công thức nấu món yến sào chưng với đậu xanh này như thế nào nhé !

Cách chưng yến sào với đậu xanh 1
Yến sào mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

1. Yến sào mang đến công dụng gì ?

Yến sào là tổ của loài chim yến được làm từ dãi của chim yến. Mỗi tổ nặng 7- 8 gram. Yến thường làm tổ trên các vách đá hiểm hóc tại biển khơi, khi thì ở những mũi đá lởm chởm dựng đứng, khi thỉ ở những mỏm núi cheo leo, phía dưới là vịnh nước sâu đầy đá ngầm, muốn tìm và đến được những nơi yến ở để lấy tổ phải rất kiên nhẫn và dũng cảm.

Theo tài liệu cổ yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa hay còn gọi là “yến tiệc”.

Thành phần có trong tổ yến sào

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần loại thực phẩm kỳ lạ này có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine…

Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, nó còn có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ.

Ngoài ra, trong tổ yến có chứa các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se.

Công dụng của các thành phần trên

Yến sào còn có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh.

Tổ yến giúp bồi bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.

Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học.

Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ yến điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong tổ loài chim này.

2. Có nên chưng yến sào cùng với đậu xanh

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim.

Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.

Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.

Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu này trong món yến chưng đậu xanh sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ và tuyệt vời cho sức khỏe giúp:

  • Giải nhiệt, làm thanh mát cơ thể, thích hợp với những người nóng trong, trẻ nổi mề đay, mẩn ngứa…
  • Bồi bổ cơ thể sau ốm dậy, sau sinh. Đặc biệt thích hợp với những người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…
  • Làm đẹp da.
Cách chưng yến sào với đậu xanh 2
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cực kì hiệu quả

3. Cách chế biến món yến sào chưng đậu xanh

Nguyên liệu cần có cho món ăn:

– Tổ yến (thô hoặc tinh chế): 5 – 10 gram.

– 100gram Đậu xanh còn vỏ.

– 50gram nha đam.

– 20gram phổ tai.

– Đường phèn vừa đủ.

– Nửa lít nước.

– Tùy vào số lượng người dùng mà bạn có thể điều chỉnh các nguyên liệu cho phù hợp.

Cách nấu chè tổ yến đậu xanh

– Tổ yến các bạn ngâm với nước sạch cho đến khi sợi yến tơi ra, nhặt sạch lông và tạp chất, rửa sạch rồi vớt ra ray.

– Nha đam gọt vỏ, rửa sạch, xắt vuông nhỏ, ngâm vào nước muối loãng, phổ tai ngâm, rửa sạch và cắt nhỏ. Đun đường phèn với nước để đường phèn tan chảy.

– Cho tổ yến cùng nước đường phèn đã nấu vào thố chưng yến, chưng cách thủy 15 – 20 phút.

– Đậu xanh đãi sạch vỏ rồi nấu nhừ với đường phèn. Sau đó cho phổ tai, nha đam vào trộn cùng tổ yến đã chưng và thưởng thức. Nếu thích thì cho vài giọt vanilla cho thơm.

Như vậy, cách chế biến yến sào chưng đậu xanh không quá phức tạp. Đây là món ăn giải khát tuyệt vời trong những ngày hè oi ả. Lưu ý không nên ăn quá ngọt sẽ ảnh hưởng tới hương vị và chất lượng của món ăn.

Cách chưng yến sào với đậu xanh 3
Món yến sào chưng đậu xanh

4. Một vài điều cần lưu ý khi dùng món ăn :

Những ai không nên dùng đậu xanh?

Người có thể chất hàn (lạnh):

Những người có biểu hiện chân tay lạnh, thiếu sinh lực, chân và lưng đau nhức, đi ngoài phân lỏng, nếu ăn đậu xanh sẽ khiến bệnh tình ngày một nặng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy (nghiêm trọng hơn sẽ bị mất nước).

Nhóm người cơ địa hàn khi ăn đậu xanh quá nhiều sẽ làm khí huyết ngưng trệ, cơ bắp, các khớp đau nhức, dẫn đến các bệnh liên quan đến tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, tì vị lạnh.

Người có thể chất suy nhược:

Vì hàm lượng protein có trong đậu xanh còn nhiều hơn cả thịt gà, các đại phân tử protein cần tác động của chất men xúc tác mới chuyển hóa thành các peptide nhỏ, khi đó các axit amin mới được hấp thụ vào cơ thể. Chức năng tiêu hóa của những người có thể chất suy nhược thường khá yếu, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Người đang dùng thuốc:

Trong cuốn ‘Bản thảo cương mục’ có nói: ‘Đậu xanh khí vị ngọt hàn, không độc…có thể hóa giải toàn bộ độc ở thảo mộc, gia súc, đá và kim loại’.

Dân gian cũng thường coi đậu xanh là một trong những thủ pháp cấp cứu khi trúng độc. Ăn đỗ xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc. Vì vậy, thường hay có câu: ‘Uống thuốc Trung y không nên ăn đậu xanh, để tránh thuốc mất tác dụng’.

Thời điểm nào không nên dùng đậu xanh:

Khi đói không nên ăn đậu xanh bởi đậu xanh có tính hàn, khi đói ăn sẽ không tốt cho dạ dày. Nếu ăn đậu xanh với một lượng thích hợp sẽ không có vấn đề gì.

Người lớn thường ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là đủ. Trẻ nhỏ nên dựa vào cơ địa của trẻ để định lượng thích hợp. Thông thường, trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi lúc bắt đầu ăn cháo, có thể cho thêm một chút đậu xanh.

Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể ăn theo lượng của người lớn. Người bình thường nếu ăn quá nhiều đậu xanh có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột như lạnh bụng, tiêu chảy. Còn phụ nữ ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa như bạch đới, trướng bụng, đau bụng kinh…

Với những cách đơn giản trên, bạn đã có thể bắt tay vào thực hiện ngay món ăn thanh nhiệt ngày hè cho cả gia đình mình rồi. Chúc các bạn thành công với món yến sào chưng đậu xanh nhé !