110 lượt xem
Tổ yến chưng là một trong những cách chế biến tổ yến tại nhà đơn giản nhất cho mọi người, tuy nhiên làm sao để chưng tổ yến một cách hiệu quả nhất tức là loại bỏ được những vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người đồng thời giữ lại được vi chất cao nhất của tổ yến là điều không phải ai cũng biết.
Trước đây, khi nói đến chế biến tổ yến thì người ta nghĩ ngay đến món tổ yến chưng đường phèn. Theo nghiên cứu khoa học thì món tổ yến chưng đường phèn giúp cho yến sào giữ lại được nhiều dương chất nhất vì thời gian chế biến không quá lâu. Hơn nữa, với món yến sào chưng đường phèn thì cách làm lại khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Nhưng đến nay, các đầu bếp tài ba đã chế biến ra rất nhiều món ăn từ tổ yến, không chỉ đảm bảo được chất dinh dưỡng mà các món ăn từ yến sào hiện nay còn ngon và đẹp mắt hơn.
Yến sào không chỉ dừng lại là món ăn mặn mà đã phát triển đến chế biến những món ăn dùng để tráng miệng, những món ăn từ yến sào mới như: Cocktail yến sào, yến sào tiềm đu đủ, yến sào gà xé, rau câu dừa yến sào…
Dù đã có rất nhiều món ăn được phát triển từ yến sào nhưng yến sào chưng đường phèn là món ăn được nhiều người lựa chọn để chế biến nhất vì món ăn này có cách làm dễ mà lại có thể giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể.
Bạn có thể tham khảo cách làm món tổ yến trưng đường phèn dưới đây nhé.
Bước đầu tiên là bạn sơ chế tổ yến sào. Với tổ yến sạch lông thì bạn chỉ cần ngâm tổ yến với nước lạnh để yến nở ra là bạn có thể chế biến ngay.
Còn nếu bạn mua tổ yến nguyên tổ còn lông thì bạn cũng ngâm tổ yến vào chậu nước, khi yến nở ra thì bạn bắt đầu nhặt lông của tổ yến bằng nhíp nhé.
Bạn nên lưu ý nhặt sạch cả những lông tơ bám vào tổ yến, vì nếu ăn phải lông của chim yến thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Đến khi tổ yến sạch lông là bạn có thể bắt tay vào phần chế biến.
Tiếp theo bạn hãy cho tổ yến đã qua sơ chế vào trong một chiếc bát nhỏ, sau đó cho vào nồi và cho thêm nước để chưng cách thủy nhé.
Bạn nên lưu ý là không nên cho đường phèn vào chưng cùng với tổ yến sào ngay từ đầu nhé.
Sau khi cho nước vào nồi thì bạn cho nồi lên bếp, đậy vung và bắt đầu đun. Bạn nên nhớ là chỉ cho nước trong ngồi ngập khoảng 1/2 bát yến chưng cách thủy. Nếu bạn cho quá nhiều nước, khi sôi nước có thể bị trào vào bát, làm mất chất dinh dưỡng của yến sào.
Tùy từng loại yến sào bạn sử dụng là yến đảo hay yến nhà thì có thời gian chưng tổ yến khác nhau, thông thường với yến nhà thì bạn chỉ nên chưng trong khoảng 20 phút là vừa đủ nhé.
Bạn không nên trưng tổ yến quá lâu vì khi đó, yến sẽ bị nhão ra, mất chất dinh dưỡng và mùi đặc trưng của tổ yến.
Sau khi được khoảng 20 phút bạn có thể kiểm tra xem yến sào đã đạt được độ mềm cần thiết chưa. Khi đã đạt thì bạn tắt bếp và tiến hành cho đường phèn vào trong bát.
Bạn cũng có thể cho thêm 2 lát gừng tươi vào để khử mùi tanh hoặc tăng độ thơm ngon của tổ yến sào. Cách này cũng rất tốt với những người huyết áp thấp muốn sử dụng tổ yến sào.
Nếu bạn muốn chế biến yến sào dùng cho người tiểu đường thì bạn nên hạn chế cho đường phèn để đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh nhé.
Khi sử dụng thì tùy theo ý thích của người dùng bạn có thể ăn tổ yến sào nóng hay lạnh tùy ý nhé. Vì khi sử dụng tổ yến sào nóng hay để lạnh thì tổ yến vẫn giữ được nguyên chất dinh dưỡng của nó.