94 lượt xem
Ngày nay, tổ yến thô là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ nguyên liệu quý hiếm này, và món được làm phổ biến nhất là tổ yến thô chưng đường phèn. Cùng học công thức chưng tổ yến thô với đường phèn đúng cách nhé !
Tổ yến thô là một món ăn được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị”, cũng giống như những món ăn bổ dưỡng khác có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật nhưng công dụng tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của yến cho mọi người.
Đặc biệt là đối với trẻ em, người già, người mắc bệnh nặng và phụ nữ mang thai của tổ yến thô thì tốt hơn rất nhiều lần. Trong tổ yến thô chứa nhiều khoáng chất và vi chất, có rất nhiều axit amin quý mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp và chuyển hóa được.
Nếu nhà có điều kiện về thời gian, nên mua tổ yến thô về tự làm sạch rồi ăn hay hơn, vừa tiết kiệm tiền vừa có tổ yến thô nguyên chất 100%.
Bước 1: Ngâm tổ yến thô trong nước khoảng 30 – 60 phút tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến thô, ngâm cho đến khi tổ yến thô tơi ra. Có thể ngâm 2 – 3 tổ cùng lúc.
Bước 2: Dùng nhíp gắp (kẹp gắp) nhúng rửa từng ít một cho thật sạch tạp chất và lông.
Bước 3: Tách tổ yến thô ra thành từng sợi sau đó cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước, dùng muỗng khuấy nhẹ, nhấc rây lên xuống. Lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần ta sẽ có yến sạch.
Bạn có thể ngâm 2 đến 3 tổ yến thô một lúc sau đó làm sạch, để ráo nước và bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian tối đa có thể giữ trong tủ lạnh là 1 tuần.
Lưu ý: Phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước.
Bước 1: Ngâm tổ yến thô trong nước khoảng 30 – 60 phút tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến thô ngâm cho đến khi tổ yến thô tơi ra rồi rửa lại bằng nước sạch.
Bước 2: Lau thau nhựa cho sạch và khô, sau đó thoa đều dầu ăn lên xung quanh thành thau, đổ tổ yến thô sau khi ngâm vào thau rồi dùng tay khuấy đều để sợi yến tơi ra, lông yến sẽ theo dầu ăn bám vào thành thau (làm 2 lần) lúc này ta đã có yến tương đối sạch tạp chất nhỏ và lông tơ, sau đó rửa sạch.
Bước 3: Rửa tổ yến thô lại bằng nước sạch, cho vào một dĩa trắng, dùng nhíp (kẹp gắp) nhặt sạch lông hay tạp chất còn sót lại, nhúng lông vào chén nước và để yến sạch sang một bên,ta sẽ có yến sạch.
Lưu ý: Phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước ( chỉ có tính tương đối, không cần phải vắt khô sợi yến ).
Nếu bạn thấy 2 cách làm tổ yến thô trên là phức tạp, cầu kỳ, chúng tôi giới thiệu cho bạn cách làm tổ yến thô nhanh – sạch và đơn giản như sau:
Sau khi ngâm tổ yến thô ( có thể ngâm nhiều tổ một lúc) trong nước khoảng 30 – 60 phút ( tùy từng loại yến), nhặt hết các lông to, thì bỏ yến vô rổ này rồi rửa dưới vòi nước chảy, nhớ tách hết các sợi ra để lông li ti và các chấm đen trôi theo nước. Đừng quên hứng một cái rây ở phía dưới để lỡ có cọng yến nào lọt xuống thì lượm lại.
Cố gắng rửa trong thời gian càng ngắn càng tốt, khoảng 10 – 15phút là được, nếu không yến sẽ mất một số chất.
Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến thô vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.
Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến thô, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến
Làm tổ yến thô sạch xong bạn có thể mang chưng cách thủy ăn luôn, hoặc để tủ lạnh thì đóng hộp kỹ trong vài ngày, nếu để lâu thì bỏ vô cái rổ phơi trước quạt cho khô thiệt là khô, đóng hộp cất bao lâu cũng được.
Khi ăn tổ yến, thưởng thức được hương vị đặc trưng và bổ dưỡng của yến, người ta sẽ cảm thấy tự hào vì đã nếm được một trong những tinh hoa của trời đất, tạo vật.
Tác dụng của tổ yến thô: Dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn, được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh…
Để thực hiện chế biến tổ yến thô bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Ngâm yến vào nước sôi để nguội khoảng 20 – 30 phút (nếu có những chỗ yến chưa tan thì bạn dùng tay bóp nát ra), sau đó bạn dùng rây để bỏ nước của yến đi và cho yến vào chén sứ nhỏ. Bạn đổ nước sạch vào cho ngập hơn yến 1 chút, bắt đầu cho vào nồi chưng.
Bước 2. Với nồi chưng yến thì bạn đổ nước vào nồi rồi đặt bát yến vào, sao cho nước ngập 2/3 chén đựng yến là được. Sau đó bạn đun nước cho sôi rồi bật lửa nhỏ đi, chưng trong khoảng 20 – 30 phút là yến chín. (Nếu bạn sợ nước tràn vào yến thì bạn có thể dùng xửng hấp nhé).
Bước 3. Trong quá trình đợi yến chín thì nếu bạn muốn ăn thêm gừng để cho đỡ lạnh bụng thì bạn cạo vỏ gừng và cắt thành miếng hoặc sợi nhỏ. Khi yến chín thì bạn tắt bếp, cho đường phèn và gừng đã thái sẵn vào, đảo đều là xong. Đợi nguội thì bạn nhấc chén yến ra.