Cách ăn yến sào hấp thu được tối đa dưỡng chất

Nhà bạn thường xuyên sử dụng yến sào, tuy nhiên bạn sẽ thắc mắc rằng cách ăn yến sào hấp thu được tối đa dưỡng chất ? Đây cũng là câu hỏi mà Sâm Yến Linh Chi gặp rất nhiều nên hôm nay chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này của các bạn trong bài viết dưới đây nhé !

Cách ăn yến sào hấp thu được tối đa dưỡng chất 1

1. Dưỡng chất có trong yến sào

Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy giá trị dinh dưỡng của yến sào rất cao bao gồm nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, các acid amin cần thiết và quan trọng cho cơ thể.

Axit sialic 9%

Là axit cần thiết để làm trung hòa việc phân bổ gaglioside và cấu tạo não. Axit sialic tham gia vào sự phát triển của não, vì đây là một thành phần cấu trúc và chức năng quan trọng của tế bào não gangliosides.

Glucosamine 5.3%

lucosamine là một amino-mono-saccharide có trong mọi mô của cơ thể con người. Glucosamine được cơ thể dùng để sản xuất ra các proteoglycan.

Những phân tử proteoglycan này hợp với nhau thành mô sụn. Nguồn cung cấp để tổng hợp Glucosamine lấy từ glucose trong cơ thể. Glucosamine giúp ức chế các men sinh học như stromelysin và collagenase gây phá hủy sụn khớp.

Fructose 0.7%

Đường fructose có thể tự vào các tế bào để tạo ra năng lượng mà không cần insulin như glucose

Glycine 1.99 %

Trong cơ thể axit amin Glycine chuyển hoá thành Betanine. Betanine có tác dụng biến Homocystein thành Methionine Homocystein (Chất được biết là gây nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.

Ở những phụ nữ mang thai, hàm lượng homocysteine trong máu cao là dấu hiệu của nguy cơ tiền kinh giật. Bé sinh ra từ những người mẹ có hàm lượng homocysteine máu cao thì sinh sớm và có khối lượng sơ sinh nhỏ hơn.)

Axit aspartic 4.69 %

Là một axit rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Axit aspartic giúp xây dựng hệ miễn dịch bằng cách sản sinh ra globutin miễn dịch và kháng thể

Proline 5.27 %

Là 1 trong 19 loại amino axit lý tưởng cho việc phục hồi các cơ, các mô và da.

Phenylalamine 4.50 %

Là một axít amin có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ. Ngoài ra, nó có thể làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh, và tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra vitamin D nuôi dưỡng làn da.

Cách ăn yến sào hấp thu được tối đa dưỡng chất 2d
Dưỡng chất có trong yến sào
Threonine 2.69 %

Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin – hai chất liên kết tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất.

Valine 4.12 %

Loại axít amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn phân hủy đường glucozơ có trong cơ thể. Axít amin này có tác dụng điều hòa protein hỗ trợ bạn trong quá trình ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao.

Isoleucine 2.04 %

Loại axít này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời nó giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

Methionine 0.46 %

Axít amin này đặc biệt cần thiết cho nam giới nếu muốn phát triển cơ bắp vì nó nhanh chóng phân hủy và đốt cháy chất béo, đồng thời tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam. Ngoài ra, menthinine hỗ trợ chống kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan…

Lysine 1.75 %

Nhiệm vụ quan trọng nhất của loại axít amin này là khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Ngoài ra, lynsine còn có tác dụng giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.

Leucine 4.56 %

Leucine tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemica” hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng. Hơn nữa, loại axít amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.

Histidine 2.09 %

Histidine giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với nhau. Nó còn có tác dụng hình thành màng chắn myelin, một chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị, kích thích tiêu hóa.

L-Arginine 11.4 %

Bí ẩn của cơ chế cương dương vật chính là sự biến đổi hàm lượng nitric oxide (NO) trong cơ thể. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, chất L-Arginine chính là nguồn cung cấp NO.L-Arginine là chất mẹ của NO.

Đây là một dẫn xuất của arginine – chất kích thích sản xuất hoóc môn tăng trưởng và tham gia quá trình chuyển hóa của cơ thể. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, arginine nếu đầy đủ sẽ làm tăng cường sức khỏe đáng kể và nếu thiếu hụt sẽ gây nhiều vấn đề.

L-Arginine làm tăng lượng máu đến cơ quan sinh dục, tăng nhạy cảm cho các mô ở dương vật và âm vật, cải thiện chức năng cương và giúp dễ đạt cực khoái hơn.

Việc thiếu chất này sẽ làm giảm và rối loạn sự ham muốn. Vì vậy, đây là một chất có lợi cho sức khỏe tình dục của đàn ông cũng như phụ nữ, giữ vai trò chính trong việc điều hòa chức năng tình dục. Nó được xem là một dược phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là bệnh liệt dương và lãnh cảm.

Trytophan 0.7%

Tác dụng của Tryptophan: chống trầm cảm, làm hưng phấn giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi.

Tryptophan giúp cơ thể tạo ra vitamin B3 để cơ thể sử dụng vitamin này làm giảm cholesterol và triglycerides trong máu.

Là một trong 19 axit amin thiết yếu trong cơ thể người. Đây là một tiền chất của serotonin và melatonin rất cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ, cùng sự cân bằng nitrogen ở người lớn.

Ngoài ra trong yến sào còn chứa 31 nguyên tố vi lượng như: sắt(Fe), nhôm (Al), silic, kẽm (Zn), magie (Mg).. có hàm lượng cao.
Những nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hoạt động thần kinh (Mg), tác động hoạt hóa cho nhiều enzyme trao đổi chất dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển tuyến sinh dục (Zn).

2. Lợi ích của việc sử dụng yến sào

Cách ăn yến sào hấp thu được tối đa dưỡng chất 3
Có thể sử dụng yến sào hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ

Theo Đông Y, yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có công dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể.

Được dùng cho người hen suyễn, ho ra máu, suy nhược. yến sào được phối hợp với nhân sâm, đại táo, liên nhục, hoài sơn, đương quy, câu kỷ tử… để làm thuốc bổ cho người già yếu, người bệnh lâu ngày.

Công dụng làm cường tráng, tăng sức dẻo dai, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, gây ngủ, cầm máu, chữa được bệnh ho, thổ huyết, kiết lỵ. Đây là vị thuốc bổ rất tốt cho người ốm yếu, người cao tuổi, sản phụ băng huyết,trẻ em suy dinh dưỡng.

Yến sào còn có hiệu quả trong điều trị hiếm muộn, suy thận, suy giảm trí nhớ. Sử dụng dài ngày làm đẹp da tăng sức đề kháng của cơ thể.

Có thể nói rằng, khi ăn yến sào, thưởng thức được hương vị đặc trưng và bổ dưỡng của yến, người ta sẽ cảm thấy tự hào vì đã nếm được một trong những tinh hoa của trời đất, tạo vật.

3. Cách ăn yến sào hấp thu được tối đa dưỡng chất

Cách ăn yến sào rất quan trọng, dù chưa có nhiều nghiên cứu nhưng kinh nghiệm cho rằng cách ăn yến sào tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30phút hoặc khi mới ngủ dậy khi bụng còn đói.

Sau khi ăn yến sào không nên vận động nhiều vì đây là thời điểm cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất từ yến sào.

Ăn yến sào thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất, nên ăn yến sào hàng ngày hay cách ngày, ăn đều đặn một lượng nhỏ yến thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng lớn yến. Những người thể trạng gầy, yếu, già, sau sinh… nên ăn yến sào thường xuyền rất tốt cho sự phục hồi cơ thể.

3.1 Người lớn và trẻ em nên ăn yến sào như sau:
  • Người lớn: Nguyên chén.
  • Người già và trẻ em : ½ hoặc 1/3 chén.
  • Khi ăn yến sào không nên cho quá nhiều đường phèn, vì nó làm giảm tác dụng và mất vị yến.
  • Những người bị đái tháo đường nếu muốn ăn yến sào thì nên ăn cháo yến chứ không nên ăn chè yến.
  • Những người bị hen, suyễn, ăn yến sào thường xuyên hàng ngày rất tốt giúp nâng cao sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh.
  • Những người tiểu đường khi ăn yến sào không nên cho đường phèn.
  • Khi chưng yến, sẽ có mùi hơi tanh nếu ai chưa quen có thể thêm lát gừng cho thơm.
Cách ăn yến sào hấp thu được tối đa dưỡng chất 4
Nên chưng yến sào riêng trước khi chế biến với các nguyên liệu khác
3.2 Yến sào tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của yến
  • Dù có nấu bất kỳ món gì từ yến sào thì bạn cũng nên chưng cách thủy yến sào riêng, sau mới trộn vào các món.
  • Đường phèn nên cho vào trong quá trình chưng cách thủy, vì hơi nóng sẽ làm tan đường phèn và làm mềm yến.
  • Nên chưng cách thủy yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để nhiệt độ ở 100 độ.

Khi chưng cách thùy yến sào nhiều không ăn hết một lần thì có thể chia nhỏ ra sau đó để tủ lạnh dùng dần, nhưng tốt nhất không để quá 1 tuần.

Khi chưng cách thủy hay đựng yến sào thì nên dùng nồi và chén bằng men hoặc thủy tinh, không dùng inox hay nhôm.

3.3 Những ai không nên ăn yến sào :
  • Người cao huyết áp.
  • Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, trẻ em sơ sinh.
  • Những người có rối loạn đường huyết như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.
  • Theo đông y những người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, thống phong, tiêu cảy, lạnh bụng không nên ăn yến sào.