Bà bầu từ tháng thứ 3 nên ăn yến sào, vì sao?

Theo các tài liệu Đông Y chép lại, yến sào có tính hàn, vị ngọt, mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Vì thế, bà bầu từ tháng thứ 3 nên ăn yến sào. Tháng thứ 3 trở đi phôi thai đã vào tổ, thai nhi đã nằm chắc chắn trong bụng mẹ, không còn lỏng lẻo như khi mới hình thành, nên việc bổ sung dinh dưỡng từ yến sào không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Bà bầu từ tháng thứ 3 nên ăn yến sào, vì sao? 1

1. Bà bầu từ tháng thứ 3 nên ăn yến sào, vì sao?

Dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn mang thai vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi có khỏe mạnh, thông minh hay không là phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ có cân đối, đủ chất, đủ lượng cần thiết hay không.

Bà bầu luôn được khuyên là nên ăn yến sào vì yến sào là một thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng không chỉ tốt cho mẹ mà còn lợi cho thai nhi và cả quá trình phát triển của trẻ sau này.

Tuy nhiên, chỉ khi bạn sử dụng yến sào đủ liều lượng và đúng cách thì các dưỡng chất trong yến sào mới có thể phát huy hết tác dụng để giúp cho mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.

Yến sào cung cấp 18 acid amin với hàm lượng cao, cùng với các chất khoáng như Mg, Fe, Zn… là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu và thai nhi.

1.1 Đối với sức khỏe của mẹ, yến sào giúp:
  • Tăng đề kháng, chống trầm cảm, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ.
  • Giảm nhức mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ốm nghén, táo bón, kích thích tiêu hoá, vị giác, giúp ăn ngon miệng.
  • Đẹp da, hạn chế tình trạng mụn, nám da, rạn da, lão hóa da.
  • Hạn chế nguy cơ suy thai, sinh non.
  • Phục hồi sau sinh nhanh chóng, đặc biệt khi sinh mổ.
  • Tăng cường chất và lượng sữa sau sinh.
1.2 Đối với thai nhi, yến sào giúp:
  • Giảm thiểu tối đa nguy cơ khuyết tật thường gặp ở thai nhi.
  • Trẻ sinh ra khoẻ mạnh, ít bệnh vặt, cứng cáp, năng động.
  • Kích thích trí não trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời giúp trẻ thông minh hơn.

2. Cách chế biến yến sào cho bà bầu trên 3 tháng thai kì

Bà bầu từ tháng thứ 3 nên ăn yến sào, vì sao? 2
Bà bầu nên ăn yến sào chưng đường phèn

Yến sào là món ăn phổ biến, có rất nhiều phương pháp chế biến khác nhau. Bà bầu nên áp dụng cách chế biến đơn giản nhất, mang lại hiệu quả tốt đó chính là yến chưng đường phèn.

Yến sào chưng đường phèn đảm bảo được hương vị. Đồng thời, còn lưu giữ được các thành phần vitamin, khoáng chất và protein vốn có trong yến. Với cách chế biến như sau:

Bước 1: Làm sạch yến sào (tổ yến)

Đối với yến thô: Cần làm sạch lông tổ yến trước khi chế biến, sử dụng nhíp chuyên dụng giúp nhặt lông nhanh hơn.

Yến sơ chế/rút lông (sạch lông):

  • Có thể sử dụng ngay khi lấy ra khỏi bao bì.
  • Nếu bạn muốn rửa lại sản phẩm trước khi chế biến (rửa cho sạch bụi) thì bạn cho tổ yến vào chén nước sạch, rửa sơ rồi vớt ra ngay.
  • Sau đó cho tổ yến vào chén nước sạch khác và ngâm mềm trong 20 – 30 phút (riêng chân yến thì ngâm ít nhất 6 giờ).
  • Nước ngâm yến nên được sử dụng để chưng yến sau đó vì nhiều khoáng chất quý giá đã được hòa tan vào nước này.
Bước 2: Chưng cách thủy tổ yến với đường phèn

Cho yến đã ngâm mềm vào thố hoặc hũ thủy tinh, thêm nước ngập mặt yến (nên dùng nước ngâm yến khi nãy), sau đó cho vào xửng để hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút.

Nên đậy nắp thố hoặc hũ để các dưỡng chất trong tổ yến không bị bay hơi. Lúc đầu có thể vặn lửa ở mức độ lớn để nước trong nồi nhanh sôi lên, khi nước sôi, hạ nhỏ lửa để liu riu trong toàn bộ thời gian chưng.

Sau khi chưng đủ thời gian cần thiết, yến sào đã chín, sợi yến nở bung đều, đặc quánh. Yến ngon nhất là khi chưng xong sợi yến mềm nhưng vẫn giữ được độ dai, sợi dài, không bị nát hay tan thành nước.

Đưa lên mũi ngửi nghe thoang thoảng mùi tanh giống lòng trắng trứng gà. Mùi tanh này chỉ có trong khoảng thời gian ngay sau chế biến yến – khi món ăn còn nóng.

Nếu món ăn đã nguội thì mùi này cũng giảm từ từ và mất đi. Hâm nóng lại món ăn, mùi tanh nhẹ này lại xuất hiện. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt yến thật – yến giả.

Sau khi yến chưng xong, nước đường phèn bà bầu nên nấu riêng, sau đó cho vào phần yến vừa chưng xong với liều lượng tùy khẩu vị, lời khuyên rằng để hạn chế tình trạng bệnh tiểu đường trong thai kì, bà bầu nên dùng ít đường phèn thôi nhé !

Bước 3: Bảo quản yến sào sau khi chưng

Trong điều kiện ở nhà chưng yến theo cách chưng truyền thống, yến chưng có thể giữ được tối đa đến 7 ngày nếu được bảo quản liên tục trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý để yến chưng nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh bảo quản, đậy kín, nhớ lau chùi tủ lạnh sạch sẽ.

Ngoài ra, bà bầu có thể chế biến yến sào thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng bằng cách kết hợp với các nguyên liệu khác. Tuy nhiên cần lưu ý, không bao giờ chưng yến sào cùng lúc với các nguyên liệu khác như: Hạt sen, táo đỏ mà lúc nào cũng chưng yến sào với nước trắng cho tổ yến nở bung hoàn toàn, rồi sau đó yến chưng này mới được sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn khác như: Súp cua tổ yến, cháo thịt bằm tổ yến, yagout tổ yến, yến chưng các loại.

3. Một vài lưu ý cần ghi nhớ khi sử dụng yến sào cho bà bầu

Bà bầu từ tháng thứ 3 nên ăn yến sào, vì sao? 3
Nên chưng yến sào riêng sau đó mới hòa với các thành phần khác, không nên chưng yến sào với các thành phần khác

Bà bầu ăn yến sào rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nên dùng không quá 3gram/ngày. Để có một chế độ ăn yến hợp lý cho bà bầu, cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Bà bầu trong 3 tháng đầu: Tuyệt đối không nên ăn yến sào.
  • Bà bầu tháng thứ 4 mỗi lần ăn 1 chén nhỏ (3gram).
  • Mang thai 5 – 6 tháng: Mỗi tháng ăn khoảng 100gram yến, chia đều 15 lần chưng. Bà bầu cứ 2 ngày ăn 1 chén theo định lượng chia sẵn trên.
  • Bà bầu từ tháng thứ 7 trở đi: Giảm khẩu phần ăn yến lại theo chu kì 3 ngày/chén.
  • Dùng vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để các chất dinh dưỡng trong yến được hấp thu tối đa.

Chưng với đường phèn, tốt hơn có thể kết hợp thêm vài lát gừng sẽ giúp trung hòa tính mát của yến sào.

Có thể chưng yến với các nguyên liệu khác như: Nhãn nhục, hạt sen, táo tàu, hồng hoa, cúc hoa, lá dứa để đa dạng vị.

Tránh chưng yến với nhân sâm, đông trùng hạ thảo và câu kỷ tử vì các nguyên liệu này chống chỉ định cho thai phụ. Riêng saffron có thể dùng từ cuối tháng thứ tư của thai kỳ nhưng với liều lượng hạn chế: 5 sợi/ngày.

Bổ sung đầy đủ vitamin C (như uống nước cam) để cơ thể có môi trường hấp thu chất sắt từ yến sào một cách hiệu quả nhất.