69 lượt xem
Theo Đông y, yến sào tức tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Tuy nhiên những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… thì không nên dùng yến. Lý do, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa kém, ăn yến khiến bệnh càng nặng hơn.
Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da.
Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
Tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…
Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm.
Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo.
Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến bởi có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa…
Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.
Nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng. Vì thế trong trường hợp phòng cúm A/H1N1, nếu có điều kiện có thể cho người già và trẻ nhỏ dùng. Khác với các loại thực phẩm thông thường, yến sào ăn lúc nào cũng được.
Chúng ta hay ăn yến sào chưng cách thủy với đường phèn. Nên ăn mỗi tuần một tổ yến là đủ. Bạn chưng cách thủy một tổ chia làm ba phần, ăn một phần rồi để trong tủ lạnh, cách một ngày ăn một lần.
Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa cho biết, tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể, người hơi ngắn, miệng khô, đờm nhiệt, ho lao.
Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, tổ yến còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.
Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng tổ yến bồi bổ rất tốt.
Người bị cảm, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài… ăn yến càng làm cho bệnh nặng hơn.
Đây dường như là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến dễ thấy nhất trong nhiều gia đình Việt. Đa số người sử dụng tổ yến có suy nghĩ rằng vì tổ yến rất bổ dưỡng và nhiều công dụng, nên việc ăn tổ yến hàng ngày, thậm chí là nhiều lần một ngày sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn cho cơ thể. Điều này hoàn toàn không chính xác.
Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.
Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.
Theo các tài liệu về y khoa, người già và người bệnh chỉ nên ăn tổ yến từ 2 – 3 lần/tuần và khoảng 3gram cho mỗi lần.
Nhiều người cho rằng tổ yến có thể sử dụng bất kể bữa sáng, trưa, chiều, tối và thậm chí là bữa đêm đều sẽ mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến.
Mặc dù việc dùng tổ yến bất kỳ bữa nào trong ngày không gây hại cho cơ thể nhưng chọn thời điểm phù hợp để ăn sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng hấp thụ tối đa dưỡng chất của tổ yến. Tổ yến nên được sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Việc bổ sung tổ yến buổi sáng sớm khi bụng đói sẽ giúp bạn hấp thụ tốt và toàn bộ các dưỡng chất có trong chúng.
Còn dùng yến vào buổi tối trước khi đi ngủ, việc hấp thụ cũng sẽ dễ dàng hơn vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi.
Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.
Có khá nhiều người coi yến sào như một phương thuốc và lầm tưởng rằng có thể sử dụng trong việc chữa bệnh. Điều này là một điều cực kỳ sai lầm.
Hãy luôn nhớ rằng, yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều tác dụng, chúng được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng, chứ không phải là một phương thuốc đặc trị.
Khi sử dụng yến sào có người bệnh cũng nên chú ý một số điểm sau. Những người đang bị các bệnh: ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, cơ thể gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu.
Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Về việc chưng yến, tùy từng loại mà bạn chỉ nên giới hạn thời gian chưng yến từ 20 – 30 phút. Với lượng thời gian như vậy, tổ yến sẽ mềm, dai mà vẫn giữ được mức độ giòn ngon đúng điệu.
Nếu nấu quá lâu, các chất dinh dưỡng trong tổ yến có thể sẽ bị suy giảm, hơn thế yến sẽ bị nhão – ảnh hưởng đến trải nghiệm khi thưởng thức.
Ngược lại nếu nấu quá gấp, yến chưa đủ độ cũng sẽ không ngon. Tốt nhất, bạn nên chế biến tổ yến với lửa vừa phải trong thời gian thích hợp sẽ đem lại hương vị và độ ngon vừa nhất.