1229 lượt xem
Đối với trẻ nhỏ, mỗi giai đoạn đều có những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển. Đó là bước đầu cơ bản nhất để bắt đầu cho bé có một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài tác dụng bổ sung đầy đủ các loại axit amin thì thành phần của yến sào có chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tổ yến có nhiều tác dụng tốt cho trẻ em như: tăng cường sức đề kháng và hoạt động của hệ thống miễn dịch; cải thiện chức năng phổi từ đó giúp giảm các bệnh cảm cúm và đường hô hấp; bổ não, tăng cường trí nhớ; tạo vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi, phát triển xương.
Chế biến cho trẻ ăn thì nên chưng cách thuỷ với đường phèn, hoặc có thể pha với cháo hay nấu chè nếu bé đã biết nhai. Có thể cho trẻ ăn tối đa 1/4 tổ/lần, 1 – 2 lần/tuần tuỳ độ tuổi và thể trạng của bé (khi bé ốm, mệt có thể ăn thường xuyên hơn).
Trong yến sào có nhiều loại acid amin, trong đó có loại giúp kích thích tiêu hoá (histidine), tuy nhiên nên dùng yến sau hoặc giữa các bữa ăn để không làm ảnh hưởng đến bữa chính của trẻ.
Bé bị biếng ăn nên cho cho bé bù đắp nguồn dinh dưỡng từ sữa; cho trẻ dùng thêm tổ yến chưng sẵn để bổ sung giúp tăng sức đề kháng và hấp thu các dưỡng chất khác.
Bé không khoẻ có thể sử dụng tổ yến để tăng thêm sức đề kháng và giúp hồi phục nhanh do trong yến có nhiều acid amin thiết yếu giúp đẩy nhanh các hoạt động chuyển hoá và hoạt động tế bào.
Có thể chưng yến kèm hạt sen hoặc nước nấu từ hạt sen là món ăn sẽ giúp ngủ ngon. Tuy nhiên, vẫn nên tìm hiểu nguyên nhân bé bị mất ngủ để cải thiện tình trạng của bé.
Bé ở độ tuổi ăn dặm có thể dùng tổ yến (nên xay nhuyễn để trẻ không bị vướng cổ) tuy nhiên liều lượng không nên dùng nhiều (tối đa 1/4 tai một lần/tuần ~ 3gr/tuần chia ra dùng 3 lần).
Và đặc biệt, sữa vẫn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho bé.
Yến rất thích hợp và mùi vị thơm ngon phù hợp khẩu vị của trẻ. Dùng khi có nhu cầu và không ảnh hưởng đến bữa ăn chính của trẻ, đặc biệt là sữa.
Trẻ có triệu chứng dị ứng với tổ yến hay không đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, một số trẻ nhỏ khi cho dùng yến có triệu chứng bị tiêu chảy nếu dùng nhiều những lần đầu (liều lượng gần bằng người lớn).
Nên cho trẻ dùng lượng nhỏ lần đầu (hay có thể dùng tổ yến chưng sẵn), nếu không vấn đề gì thì tăng dần liều lượng dùng (nhưng vẫn ít hơn 1/2 lượng dùng cho người lớn).
Không nên chưng yến lâu và hầm ở nhiệt độ cao đến khi yến nhừ nát như vậy. Vì thành phần chính của yến là đạm với nhiều loại acid amin thiết yếu nên các chất dinh dưỡng quan trọng này có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Nếu bé còn nhỏ, nên cho bé dùng tổ yến chưng sẵn, hoặc xay cho thêm vào cháo, với liều dùng thích hợp (khoảng 1/4 – 1/2 tai/tuần, tùy thể trạng).
Trẻ cần ăn bổ sung trong giai đoạn này vì từ 6 tháng tuổi nhu cầu năng lượng của trẻ tăng hơn so với năng lượng cung cấp được từ sữa mẹ.
Năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày và nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi.
Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng mà sữa mẹ chưa cung cấp đủ. Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm.
Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ. Thức ăn bổ sung cung cấp đủ lượng sắt cần thiết đề bù đắp khoảng thiếu hụt về nhu cầu sắt cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi giúp phòng, chống thiếu máu. Khoảng thiết hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 – 12 tháng, và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên những vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ có bệnh lý không cho con bú được.
Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3 – 4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3 – 4 bữa/ngày khi gần 1 tuổi… Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi cần trẻ phải được ăn dặm đúng cách.
Đối với trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi thì bạn cần chú ý chế biến yến sào. Lúc này nguồn thực phẩm mà bé có thể tiêu thụ phải qua sự lựa chọn. Vì vậy có thể trộn yến sào đã hấp chín vào các thức ăn dặm của bé. Bạn cũng có thể cho bé ăn trực tiếp yến sào chưng với đường phèn ( lưu ý ít đường).
Đối với trẻ nhỏ ở độ tuổi lớn hơn thì có thể chế biến yến sào thành nhiều món khác nhau như yến chưng đường phèn, yến nấu hạt sen, yến hầm sữa tươi, chè yến hoa quả tươi,…. Bạn nên thay đổi món thường xuyên để trẻ đỡ ngán.
Yến Sào là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó là món ăn không quá xa xỉ và khan hiếm ở hiện tại. Vì vậy, khi mua sản phẩm bạn nên cân nhắc nguồn gốc để có được sản phẩm xứng đáng với túi tiền bỏ ra.
Được biết, hiện nay có nhiều người còn muốn đảm bảo chất lượng yến bằng cách xây tổ yến trong nhà. Bạn chỉ cần bỏ vốn để tìm cách xây nhà nuôi yến. Một ý tưởng hay để tạo nguồn yến sạch, thơm ngon cho bé yêu và gia đình mình nhé !