4468 lượt xem
Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.
Việc chưng các loại Tổ Yến như: Yến nuôi, yến đảo, hoặc yến đã tinh chế trong 1 thời gian khá lâu (hơn 1 giờ). Nếu nấu quá lâu, các chất dinh dưỡng trong tổ yến có thể sẽ bị suy giảm, hơn thế yến sẽ bị nhão – ảnh hưởng đến trải nghiệm khi thưởng thức.
Ngược lại nếu nấu quá gấp, yến chưa đủ độ cũng sẽ không ngon. Tốt nhất, bạn nên chế biến tổ yến với lửa vừa phải trong thời gian thích hợp sẽ đem lại hương vị và độ ngon vừa nhất.
Về việc chưng yến, tùy từng loại mà bạn chỉ nên giới hạn thời gian chưng yến từ 20 – 30 phút. Với lượng thời gian như vậy, tổ yến sẽ mềm, dai mà vẫn giữ được mức độ giòn ngon đúng điệu. Nếu là yến huyết thì các bạn có thể chưng với thời gian 1 giờ.
Tuyệt đối không được chế biến yến sào trực tiếp cùng các loại thực phẩm khác. Chỉ nên sử dụng phương pháp chưng cách thủy hay dùng thố chưng yến chuyên dụng vì như vậy sẽ không làm mất đi các giá trị dinh dưỡng quan trọng có trong yến.
Chế biến các thực phẩm khác riêng ở ngoài, chưng yến riêng sau khi yến chưng chín thì mới trộn dùng chung với các thực phẩm khác.
Hầu hết mọi người thường chưng yến như các thực phẩm thông thường khác. Điều này chưa chính xác vì Tổ Yến là thực phẩm hữu cơ chứa nhiều vi chất quý.
Nếu ta chưng đến 100oC thì các vi chất trong Tổ Yến sẽ không còn nữa. Hoặc chưng nhưng tốc độ gia nhiệt nhanh cũng làm mất đi các dưỡng chất.
Đây dường như là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến dễ thấy nhất trong nhiều gia đình Việt. Đa số người sử dụng tổ yến có suy nghĩ rằng vì tổ yến rất bổ dưỡng và nhiều công dụng, nên việc ăn tổ yến hàng ngày, thậm chí là nhiều lần một ngày sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn cho cơ thể. Điều này hoàn toàn không chính xác.
Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.
Cách sử dụng tổ yến một cách không khoa học sẽ làm cho bạn bị khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa.
Theo các tài liệu về y khoa, người già và người bệnh chỉ nên ăn tổ yến từ 2 – 3 lần/tuần và khoảng 3gram cho mỗi lần. Không nên nấu quá nhiều và dùng quá nhiều trong 1 lần vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Các bạn nên biết cần phải dùng đều chứ không cần dùng nhiều. Nên mỗi ngày 1 hũ Yến Chưng cách thủy khoảng 3 -5gram là đủ để các chất bổ đi vào cơ thể bạn. Dùng vào lúc bụng đói trước khi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy là tốt nhất.
Nhiều người cho rằng tổ yến có thể sử dụng bất kể bữa sáng, trưa, chiều, tối và thậm chí là bữa đêm đều sẽ mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khi sử dụng tổ yến.
Mặc dù việc dùng tổ yến bất kỳ bữa nào trong ngày không gây hại cho cơ thể nhưng chọn thời điểm phù hợp để ăn sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng hấp thụ tối đa dưỡng chất của tổ yến. Tổ yến nên được sử dụng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Việc bổ sung tổ yến buổi sáng sớm khi bụng đói sẽ giúp bạn hấp thụ tốt và toàn bộ các dưỡng chất có trong chúng.
Còn dùng yến vào buổi tối trước khi đi ngủ, việc hấp thụ cũng sẽ dễ dàng hơn vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi.
Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.
Có khá nhiều người coi yến sào như một phương thuốc và lầm tưởng rằng có thể sử dụng trong việc chữa bệnh. Điều này là một điều cực kỳ sai lầm.
Hãy luôn nhớ rằng, yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều tác dụng, chúng được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng, chứ không phải là một phương thuốc đặc trị.
Khi sử dụng yến sào có người bệnh cũng nên chú ý một số điểm sau. Những người đang bị các bệnh: ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… là bệnh viêm nhiễm cấp tính.
Những bệnh này kèm theo triệu chứng có sốt, cơ thể gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu. Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Theo quan niệm truyền thống, tổ yến được cho là có nhiều lợi ích trong việc bồi bổ sức khỏe, giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Không chỉ giúp chị em mau hồi phục sau khi sinh mà tổ yến còn đem đến một làn da tươi sáng cho cả mẹ và bé, nhất là với những ai nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng tổ yến là tốt cho phụ nữ giai đoạn ở cữ. Nhiều người phản đối việc ăn tổ yến sau khi sinh vì nó có tính hàn, trong khi các thực phẩm có tính nhiệt được cho là tốt hơn đối với phụ nữ mới sinh con. Theo quan niệm dân gian, thực phẩm có tính hàn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, tổ yến có dạng sợi và nếu không được xử lý kỹ lưỡng để loại bỏ các tạp chất như cành cây, lông chim yến,… sẽ có hại cho phụ nữ đang trong giai đoạn hồi phục sau khi sinh.
Song tùy thể trạng mỗi người mà nên hay không nên dùng ngay sau khi sinh. Lời khuyên chung cho các bà mẹ mới sinh là nên bắt đầu sử dụng yến vào khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh.
Phương pháp tiệt trùng Pasteur là quy trình làm nóng thực phẩm (luôn là chất lỏng) đến một nhiệt độ nhất định trong một khoảng thời gian xác định trước rồi sau đó làm lạnh đột ngột. Phương pháp này làm chậm qua trình hư, hỏng của thức ăn gây ra do vi sinh vật.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.
Bước 2: Sơ chế/ Vệ Sinh Tổ Yến
Áp dụng theo tỉ lệ nếu 10gram Yến Thô , Yến sơ chế (rút lông), các bạn sẽ dùng 700ml nước ngâm trong 2 giờ, sau đó nhặt lông (yến thô) và rửa sơ tổ yến để loại sạch bụi bẩn và để ra rây inox cho ráo nước.
Bước 3: Chưng yến
Cho nước vừa ngập phần yến và mang chưng cách thủy trong 20 – 30 phút tùy vào loại yến. Ở nhiệt độ 85o C Đối với Yến tươi thời gian ngâm ít hơn. Nếu muốn dùng Yến ít đậm đặc, ta có thể cho thêm nước nếu cần.
Mẹo bạn cần biết: Chúng ta sẽ để ý khi bề mặt bắt đầu nổi những bong bóng li ti. Đó là lúc nhiệt độ không quá 85o C.
Nếu chưng bằng nồi chưng Yến, thời gian sẽ từ 60 – 80 phút do quá trình gia nhiệt chậm hơn.
Sau đó, khi Yến vừa đạt đủ nhiệt độ, ta bắt đầu cho đường phèn vào và khuấy đều cho đến khi đủ độ ngọt. Tỷ lệ 20gram đường
Bước 4: Bảo quản yến sau khi chưng
Sau khi đạt đủ nhiệt độ (hoặc thời gian), chúng ta rút điện hoặc tắt bếp. Nếu muốn dùng nóng, ta có thể đợi cho Yến nguội bớt và dùng ngay sau khi chưng.
Nếu muốn bảo quản. Sau khi chưng, lập tức cho Yến vào tủ đông để giảm nhiệt độ đột ngột. Duy trì trong tủ đông 2 – 3 tiếng, sau đó ta dời lên tủ mát để bảo quản. Bằng cách này, ta có thể bảo quản hoàn toàn vi chất có trong Tổ Yến.
Đối với Yến đã tinh chế, thời gian ngâm chỉ cần 15 phút là đủ. Do đã qua quá trình vệ sinh nước nhiều lần.
Không chưng Yến chúng với bất kì thành phần nào khác. Ví dụ: Hạt sen, Táo đỏ, Kỉ tử… tất cả đều phải chưng riêng độc lập với Tổ Yến.
Trên là tất cả các chia sẻ của Sâm Yến về những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình chưng yến cũng như sử dụng yến sào. Hi vọng mọi người đã biết được cách dùng yến để đạt được hiệu quả cao nhất !
>> Đừng bỏ lỡ bài viết: 7 Cách chưng yến sào ngon và giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất!