86 lượt xem
Tổ yến sào là một trong những thực phẩm vô cùng quý giá và bổ dưỡng. Vậy, khi sử dụng tổ yến sào có cần lưu ý điều gì không? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây nhé !
Đến mùa sinh sản, chim yến nhả nước dãi thành những sợi trong suốt để làm tổ, nhả đến đâu cuốn thành vòng đến đấy, khi khô thì chim dùng mỏ đánh thành tổ. Tổ yến sào bằng nửa quả trứng vịt. Yến làm xong tổ khoảng hai tháng, sau đó bị người khai thác bóc lấy đi.
Bị mất tổ nó lại khẩn trương làm tổ khác giữa tháng ba để kịp đẻ trứng. Lúc này xuân sắp hết, thức ăn cạn, chim yến yếu sức nên tổ nhỏ, mỏng manh hơn trước. Vì vậy, chất lượng của tổ yến sào đợt đầu tiên cao hơn và có giá trị hơn tổ yến sào lấy lần thứ hai.
Chim yến đẻ hai trứng, 20 ngày nở chim con, chim mẹ mớm mồi 2 tháng rưỡi thì chim con mới bay được và bắt đầu sống tự lập từ đó. Lúc này, chim con đã lớn và bay theo đàn, người ta bóc tổ yến sào thứ hai vào cuối tháng tám, trước mùa mưa bão.
Đến mùa khai thác tổ yến sào, cần chuẩn bị nhân lực từ 10 – 15 người đàn ông, cùng với ghe thuyền, đồ đựng, tre, chĩa, vợt, dây thừng, dây mâu, túi đựng, bình nước uống và lương thực, thực phẩm. Việc lấy tổ yến sào đòi hỏi kinh nghiệm, sức khoẻ, cơ thể dẻo dai và can đảm.
Trước hết, người khai thác tổ yến sào dùng các cây tre to, dài nối vào nhau thành một hệ thống khung dàn giáo trong hang cao tới 2 – 3 thân tre, có nơi giàn cao đến 9 thân tre (1 thân tre thường bằng 9 mét).
Sau đó họ leo lên, di chuyển giữa các găng và nọc cao chót vót làm thang nối giữa các vách đá với nhau và giữa các cột dựng thẳng, phun nước vào vách hang cho tổ yến sào được mềm ra.
Để lấy được tổ yến sào phải khéo léo và mạo hiểm treo mình trên găng cao mấy chục thước, thòng dây đu xuống lòng hang, lách mình qua các khe đá hẹp dựng đứng, sơ suất là mất mạng.
Tổ yến sào là món ăn bổ dưỡng và giá thành để mua tổ yến sào không hề rẻ, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để mua. Thế nhưng, bên cạnh những công dụng tuyệt vời thì bạn cũng cần phải lưu ý khi sử dụng tổ yến sào để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Khi làm sạch tổ yến sào, chúng ta cần ngâm nước lạnh hoặc nước ấm vừa phải, ngâm với thời gian vừa phải (khoảng 30 – 45 phút tùy từng loại yến), thời gian cần đủ để tổ yến sào được nở hết.
Một số người thường bận rộn không có thời gian chưng yến mà hay sử dụng nước nóng để ngâm tổ yến sào. Vì nghĩ rằng nước nóng sẽ làm sợi yến nở nhanh hơn. Vì thế, yến sẽ bị mất chất.
Không sử dụng thêm bất cứ chất nào để tẩy rửa yến. Vì điều này sẽ làm mất đi dinh dưỡng và mùi vị đặc trưng của tổ yến sào. Khi ngâm yến ta chỉ cần ngâm yến trong nước sạch bình thường là được.
Khi chế biến tổ yến sào, chúng ta cần lưu ý nên chưng cách thủy hoặc nấu cháo yến. Phương pháp này rất được ưa chuộng bởi nó giúp yến giữ lại nhiều nhất lượng dinh dưỡng hơn.
Tùy vào sở thích mỗi người thích ăn yến mềm hay muốn ăn yến vẫn còn độ dai mà điều chỉnh thời gian chưng cho thích hợp. Thông thường thời gian chưng sẽ kéo dài khoảng từ 25 phút đến 35 phút. Khi chưng yến để yến được ngon nhất thì yến trong chén phải được ngập nước.
Tuy nhiên, nếu ăn mãi món yến chưng theo đúng một công thức chưng thì lại có vẻ đơn điệu và dễ gây ngán cho người dùng. Thật ra, tổ yến sào có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng khác nữa như: Tổ yến sào hạt sen,Tổ yến sào bồ câu, Yến đu đủ, Yến càng cua bách khoa, tổ yến sào hầm sữa tươi, chè yến, súp yến…
Điều quan trọng nhất khi chúng ta chế biến bất cứ món yến nào thì bạn nên chưng cách thủy tổ yến. Dùng một nồi khác để chế biến riêng các thành phần nguyên liệu cần thiết (như hạt sen, đu đủ, cua, gà…) cho món ăn đó.
Sau khi tất cả các nguyên liệu này chín hết, ở bước cuối cùng chúng ta mới cho phần tổ yến đã được chưng cách thủy vào để giữ trọn vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng của tổ yến.
Đối với tổ yến sào nguyên tổ: Nên cất giữ tai nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có ánh nắng chiếu bởi mặt trời sẽ phá vỡ cấu trúc của yến làm mất đi giá trị dinh dưỡng trong yến.
Đối với yến sau khi đã làm sạch: Với yến đã được làm sạch, nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay. Bạn nên để cho yến ráo nước, không mang yến ra phơi, tốt nhất là dùng quạt để sấy khô tổ yến sào sau đó bỏ vào hộp có nắp đậy và lưu trữ trong tủ lạnh.
Tuy rằng tổ yến sào có thể lưu trữ trong nhiều năm nếu giữ khô ráo nhưng yến để lâu sẽ bị mất chất. Vì vậy, tốt nhất là bạn chỉ nên mua đủ số lượng ăn trong 1 hoặc 2 ngày để tổ yến sào mang lại hiệu quả cao nhất.
Tổ yến sào rất tốt tuy nhiên không phải đối tượng nào sử dụng cũng đem lại hiệu quả tốt. Để tránh để lại những tác động không đáng có, những đối tượng sau nên cân nhắc khi sử dụng tổ yến sào:
Với một người bình thường thì việc hấp thụ tổ yến sào sẽ không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với người cao tuổi và người bệnh sử dụng yến vượt quá liều lượng sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa gây khó chịu, chướng bụng.
Theo các tài liệu về y khoa, Chỉ nên dùng từ 3 – 5gram tổ yến sào trong một lần (Một tuần không nên dùng quá 3 lần tổ yến sào).
Lúc mới thức dậy, cơ thể đang đói, dạ dày chưa được nạp thực phẩm, chúng ta có thể sử dụng ngay một chén tổ yến với các phương pháp chế biến thay đổi theo ngày sao cho tránh gây nhàm chán. Chắc chắn, dinh dưỡng đa dạng trong tổ yến sẽ duy trì cho bạn sức khỏe tốt nhất để lao động và học tập thật hiệu quả.
Trước khi đi ngủ, thường thì chúng ta sẽ uống một chén tổ yến nhằm hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc vất vã. Đồng thời, tổ yến còn giúp bạn sở hữu giấc ngủ sâu hơn và ngon giấc hơn rất nhiều.
Sau những bữa ăn chính, vào các bữa ăn phụ, chúng ta cũng có thể dùng luân phiên yến chưng để giúp nâng cao hiệu quả lao động, nhất là khi chúng ta làm việc chân tay quá sức. Tổ yến giúp bồi bổ trí não cho những người có công việc đòi hỏi lao động trí óc thường xuyên.
Đối với người bị cao huyết áp, nên dùng tổ yến sào lúc đói, tránh để lạnh bụng gây khó chịu. Riêng với bệnh nhân tiểu đường, khi chưng yến bạn không nên cho nhiều đường phèn để tránh làm lượng đường trong máu tăng cao.
Theo các tài liệu cổ, tổ yến sào là sản phẩm vô cùng bổ dưỡng. Tổ yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, tăng cường sức khỏe, trí não.
Theo nghiên cứu của viện công nghệ sinh học thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong tổ yến sào có tới 18 loại acid amin. Một số acid amin có hàm lượng cao như: Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine…
Đặc biệt acid syalic hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh các tổn thương khi bị nhiễm các chất độc hại, kích thích sự sinh trưởng nhanh chóng của hồng cầu. Từ đó tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể có khả năng chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài.
Tổ yến sào thích hợp với mọi đối tượng:
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều bí quyết sử dụng tổ yến sào một cách hợp lý để phát huy hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho chính bạn và gia đình bạn !