39 lượt xem
Nấm linh chi từ lâu đã được đánh giá là loại nấm quý hiếm, có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên loại nấm này lại có giá thành cao so với thu nhập của người dân. Nhiều nông dân đã đầu tư nghiên cứu cho ra cách thức trồng nấm linh chi cho năng suất đáng kể. Hãy cùng Sâm Yến Linh Chi tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây nhé !
Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối diện với mũ nấm). Cuống nấm dài hoặc ngắn, đỉnh bên có hình trụ đường kinh 0,5 – 3cm.
Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.
Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh, vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam, đỏ nâu, nâu tím nhẵn bóng như láng vecni.
Mũ nấm có đường kinh 2 – 15cm, dày 0,8 – 1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm. Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.
Nấm linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.
Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1 – 1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.
Thanh trùng bằng phương pháp cách thủy ở nhiệt độ 100oC, thời gian kéo dài 10 – 12 giờ hoặc thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119 – 126oC (áp suất đạt 1,2 – 1,5at) trong thời gian 90 – 120 phút.
Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh). Dụng cụ để cấy giống cần que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…
Nguyên liệu đã được thanh trùng, để nguội. Nên sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ. Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…
Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8 – 2cm và sâu 15 – 17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi. Trước khi cấy giống người trồng phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.
Trong quá trình cấy, chai giống hay bầu giống luôn phải để nằm ngang. Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.
Dùng cuốc xẻng đạp nhỏ, lấy sảo có nan thưa lắc nhẹ, loại bỏ các hạt đất ở dạng tấm, bụi. Phần còn lại to bằng hạt gạo đến hạt ngô là được. Lượng đất phủ khoảng 20 – 25kg/m2, chiều cao 2 – 2,5cm.
Khi phủ đất xong, tiến hành tưới nhẹ trên bề mặt. Thời gian khoảng 3 – 4 ngày sau khi tưới, nước đủ thấm ướt toàn bộ lớp đất phủ là đuợc. Giảm lượng nước tưới trong ngày, duy trì độ ẩm liên tục như vậy đến khi thấy nấm lên (sau 15 – 20 ngày phủ đất).
Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2 – 3cm.
Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm.
Trong thời gian 7 – 10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80 – 90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà.
Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65 – 70 ngày.
Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1 – 3 lần trong ngày (tùy theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi hái.