36 lượt xem
Rất nhiều người dùng nấm linh chi để bồi bổ sức khỏe. Thế nhưng khi dùng nấm linh chi, cần lưu ý những điều sau để không lãng phí và không gây hại cho cơ thể.
Hầu hết các nấm linh chi chứa khoảng 90% trọng lượng nước. Nếu không làm khô nhanh và đúng cách sau khi thu hái sẽ dễ bị nấm mốc và mọt phát triển. Aflatoxin là một chất độc gây ung thư được tạo ra bởi một số loại nấm mốc xuất hiện ở một số loại thực phẩm.
Nấm linh chi còn có tên gọi là “nấm bất tử”. Chúng đã được sử dụng trong y học cổ truyền để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ hàng nghìn năm nay, cũng như trong điều trị suy nhược thần kinh, cao huyết áp, bệnh gan và ung thư.
Kiểm nghiệm dược lý hiện đại cũng đã chứng minh một số đặc tính quan trọng của loại nấm này như điều chỉnh miễn dịch, chống dị ứng, chống bức xạ, chống ung thư, chống viêm, chống khuẩn và các đặc tính chống oxy hóa. Một số lợi ích cho tim mạch, hô hấp, nội tiết và hệ thống trao đổi chất cũng đã được tìm thấy.
Nó phát triển mạnh chủ yếu trên những thân cây khô chết và những cây gỗ cứng mục nát. Trong số 10.000 cây có tuổi trên toàn bộ ngọn đồi, có lẽ chỉ 2 hoặc 3 cây sẽ có linh chi phát triển trên đó nên rất hiếm gặp.
Năm 1972, các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản trồng thành công nấm linh chi trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, linh chi ngày nay được trồng rộng rãi cho việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, mặc dù loại tự nhiên hay hoang dã vẫn được yêu thích hơn.
Tuy nhiên, nấm linh chi cần được làm khô tốt sau khi hái và bảo quản đúng cách để tránh hiện nấm mốc xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau khi thu hoạch linh chi không được đựng trong vật dụng không thoáng gió hoặc bao nhựa để qua đêm. Nên làm khô càng sớm càng tốt sau khi hái.
Nếu không thể làm khô linh chi bên ngoài do trời mưa thì phải làm khô bằng quạt máy trong nhà để tránh nấm mốc. Phơi nắng trực tiếp khi có thể.
Ngày 1: Ngay sau khi thu hái, phơi linh chi dưới ánh nắng mặt trời từ 6 – 7 giờ với mặt dưới màu kem hay vàng kem đối diện với nắng mặt trời.
Ngày 2: Phơi linh chi dưới ánh nắng mặt trời thêm 3 – 4 giờ với bề mặt màu đỏ phải đối diện với nắng mặt trời. Sau đó dời chúng đến một khu vực bóng râm thoáng gió làm khô bằng quạt máy.
Ngày 3: Phơi dưới ánh nắng mặt trời thêm 4 – 6 giờ với mặt dưới màu vàng kem đối diện với nắng mặt trời. Sau đó dời chúng đến một khu vực bóng râm thoáng gió làm khô bằng cái quạt máy.
Ngày 4 trở đi: Giữ linh chi thông thoáng trong bóng râm cho khô bằng quạt máy 24 giờ mỗi ngày cho đến khi khô hoàn toàn. Linh chi cần phải được bảo vệ tránh mưa hay nước.
Cách 2: Nếu trời mưa, có thể bỏ qua phơi nắng và đặt linh chi với mặt dưới màu kem hay vàng kem lên, trực tiếp trong một căn phòng được thông gió tốt. Quạt 24 giờ mỗi ngày cho đến khi linh chi hoàn toàn khô. Phải mất khoảng 4kg linh chi tươi để được 1kg linh chi khô.
Các triterpenes và polysaccharides là các thành phần dược tính chính của nấm linh chi. Các triterpenes trong nấm linh chi khó tan trong nước lạnh nhưng dễ chiết trong rượu và nước nóng. Các chất này tạo nên vị đắng của nấm linh chi.
Ngoài ra, các polysaccharides hòa tan trong nước có trọng lượng phân tử lớn, nấm linh chi được bao bọc polysaccharide chitin. Phần lớn chitin rất khó tiêu hoá bởi cơ thể con người và tạo độ cứng của nấm. Do đó, nấm linh chi phải được đun với nước để chiết các thành phần hoạt tính.
Đối với sản phẩm dạng bột hoặc dạng viên, nấm phải được nghiền thành bột mịn hoặc làm thành dạng bột chiết xuất để đảm bảo tính sinh khả dụng.
Theo truyền thống, dùng 3 – 15gram nấm linh chi thái nhỏ hoặc bột linh chi, đun sôi trong khoảng 2 lít nước, nên đun nhỏ lửa trong khoảng 20 – 60 phút trước khi thêm các thành phần thảo dược khác.
Đun từ từ cho đến còn 2/3 lượng nước. Chất bã linh chi có thể lập lại 2 – 3 lần cho đến khi chiết hết các thành phần trong nấm linh chi. Nếu chỉ đun linh chi trong 5 phút giống như đun trà thì lượng hoạt chất trong nấm linh chi không tan hết trong nước, vô tình gây lãng phí.
Chiết bằng rượu (cách truyền thống): Ngâm 90 g thái nhỏ hoặc bột linh chi trong 500 ml rượu gạo trong vòng ít nhất 10 ngày.