125 lượt xem
Theo thống kê, hiện nay nước ta có rất nhiều người mắc bệnh cao huyết áp, đau dạ dày đặc biệt là tập trung vào nhóm người già và giới văn phòng. Những người mắc bệnh này thường cần có chế độ ăn đặc biệt để duy trì sự ổn định. Vậy nên có rất nhiều người lo ngại khi ăn những món ăn giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài thông tin về việc người cao huyết áp, đau dạ dày có được ăn yến.
Nhờ 45 – 55% protein không béo, 18 loại axit amin, hơn 31 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu trong thành phần dinh dưỡng, yến sào rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với hầu hết các nhóm đối tượng. Nếu sử dụng yến sào hay nước yến sào thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và phòng ngừa, hạn chế nhiều bệnh tật.
Yến sào đặc biệt tốt cho người già nói chung, đặc biệt là những người cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật, nhờ 5,27% Proline, 4,69% Axit aspartic là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào, giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích sinh trưởng tế bào, phục hồi các tế bào bị tổn thương, cải tạo làn da, giữ mãi sự trẻ trung.
Đặc biệt Acid Syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận). Chính vì thế, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ yến sào đối với người bệnh là điều rất cần thiết.
Đáp án là không tốt nhưng sẽ phí vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thụ dinh dưỡng một lượng vừa đủ, vì thế bạn hãy dùng nước yến sào đúng liều lượng đã được nghiên cứu sẵn, nhờ đó mà cơ thể được tốt hơn.
Tuy nhiên, yến sào hay nước yến sào không phải là thuốc nên hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như những lời đồn thổi. Bên cạnh việc bổ sung yến sào vào khẩu phần dinh dưỡng, bạn hãy tuân thủ lịch khám bệnh đều đặn, ăn uống khoa học để yến sào phát huy đúng tác dụng của nó.
Theo thống kê có khoảng 20% người dân Việt Nam bị đau dạ dày đủ các mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân có thể bổ sung yến sào vào thành phần dinh dưỡng để bệnh tình tốt lên, nhưng uống nước yến sào nhiều có tốt không là điều mà nhiều người vẫn thường hỏi.
Các bác sĩ Đông Y cho biết, nước yến sào tỏ ra rất công dụng trong việc giảm nhanh những cơn đau ở bệnh nhân đau dạ dày. Hợp chất Threonine trong thành phần yến sào có công dụng “bôi trơn” những vấn đề đang có trong “bộ máy” tiêu hóa và tạo một lớp màng mỏng, giúp cho người bệnh giảm nhanh những cơn đau, đồng thời giúp cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn.
Do đó, nếu đang bị đau dạ dày thì bạn có thể yên tâm bổ sung thêm nước yến sào vào khẩu phần ăn của mình. Yến sào tốt như thế nhưng bạn không nên uống nhiều nước yến sào tránh bị đầy hơi
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng đánh giá, các chất có trong nước yến sào có tác dụng điều hòa ổn định huyết áp rất tốt, giúp cho người bệnh tỉnh táo, tinh thần sảng khoái hơn nhờ nhiều loại acid amin như là arginine, amide, lysine, cystine, humin,…. và hơn 60% chất đạm tự nhiên.
Thành phần của yến sào không có chất béo động vật, nên không sợ bị tăng Cholesterol giúp hệ tim mạch và hệ tuần hoàn hoạt động ổn định hơn. Bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người lớn tuổi nên dùng yến sào thường xuyên để bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Người bệnh cao huyết áp uống nước yến sào nhiều là không tốt vì ăn quá nhiều không chỉ lãng phí mà còn gây tác dụng ngược là làm huyết áp càng tăng cao hơn.
Bác sĩ Thanh Sơn thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khuyên người bệnh cao huyết áp mỗi tuần chỉ nên dùng 1 – 2 chén yến sào, tổng khoảng 3 – 5 gram yến là hợp lý.
Ở mức này thì cơ thể sẽ hấp thụ dưỡng chất của tổ yến một cách vừa đủ cho cơ thể, không quá nhiều chất dinh dưỡng nên vừa tốt lại vừa an toàn cho sức khỏe.
Một giấc ngủ ngon, tinh thần tốt là cách giúp cải thiện tình trạng bệnh cao huyết áp . Với cách làm đơn giản, yến sào chưng táo đỏ, hạt sen có tác dụng tuyệt vời, giúp người bệnh ngon nhất, tốt cho tiêu hóa, tim mạch.
Ngoài việc không nên dùng quá nhiều nước yến sào cùng lúc, trong thời gian ngắn như đã nói ở trên thì bạn hãy để bệnh nhân cao huyết áp dùng yến lúc đói bụng.
Có thể vào sáng sớm, giữa buổi hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì đây là lúc cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nước yến sào tốt nhất
Tuy là một món được xếp vào hàng quý giá nhưng cũng chính vì vậy mà người đang có những vấn đề về dạ dày cần lưu ý những điều sau. Do dùng yến sào sai cách hoặc dùng cho các trường hợp chống chỉ định sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Thời điểm ăn yến sào: Đây là một điều rất quan trọng mà người bệnh cần ghi nhớ, hãy thưởng thức yến trước khi đi ngủ. Vì lúc này, nồng độ nội tiết trong cơ thể được tăng lên khá cao dẫn đến sự hấp thụ dinh dưỡng được đẩy mạnh.
Liều lượng dùng yến sào cho người đau dạ dày: Yến sào dù rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng với lượng không phù hợp chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy do dư thừa chất dinh dưỡng. Mỗi ngày, người bị đau dạ dày chỉ nên ăn một lượng nhỏ yến sào và ăn liên tục 4 – 5 ngày trong tuần là tốt nhất.
Cách chế biến: Vì là một món không có mùi vị quá đặc trưng nên tổ yến có thể dễ dàng kết hợp được với các nguyên liệu khác cùng với cách chiến biến đa dạng. Trong đó, chưng cách thủy là cách mà mọi người vẫn thường chọn vì nó gần như giữ được hương vị và chất lượng có trong tổ yến. Hoặc bạn có thể mua yến sào đã được làm sẵn về dùng trực tiếp cũng rất ngon và tốt cho dạ dày.