73 lượt xem
Yến sào là một thực phẩm giàu vi chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người đã được chứng minh trong nhiều thế kỉ qua. Việc chế biến giữ lại được trọn vẹn vi chất và liều lượng sử dụng yến sào một cách hiệu quả nhất là điều mà các bạn vừa mới mua Yến về sử dụng quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết về liều lượng sử dụng yến sào.
Theo Bản thảo cương mục, yến sào vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.
Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm và các triệu chứng dị ứng khác do thời tiết, làm tăng thể trọng, cải thiện tình trạng sức khỏe.
Giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phục hồi các tế bào bị tổn thương, đẩy lùi tình trạng lão hóa, tăng cường sức khỏe cho người già.
Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Vì thế trong trường hợp phòng cúm A/H1N1, nếu có điều kiện có thể cho người già và trẻ nhỏ dùng. Khác với các loại thực phẩm thông thường, yến sào ăn lúc nào cũng được.
Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh Theo đông y, yến sào vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng.
Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám và làm da mịn màng.
Tuy nhiên, để yến sào phát huy tối đa công dụng không phải đối tượng nào cũng có liều lượng sử dụng yến sào giống nhau, dưới đây là chi tiết về cách sử dụng yến sào đúng liều lượng cho từng đối tượng.
Thành phần hóa học của yến sào gồm: 50% protid, 30,5% glucid. Riêng ptotid có các acid amin cần thiết với tỷ lệ rất cao như 2,7% Histidin, 2,7% Arginin, 2,4% Cystin, 5,6% Tyrosin. Ngoài ra, yến sào còn có phosphor, sắt, kali và canxi.
Trong yến sào có chứa đường galactose nhưng không chứa chất béo. Phụ nữ muốn có một làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến sào bởi có chứa Threonine là chất hình thành nên elastine và collagen giúp da hạn chế được tình trạng lão hóa.
Yến sào giàu giá trị dinh dưỡng, chứa hàm lượng canxi và sắt cao, có các nguyên tố tác động tốt đến hệ thần kinh như: Mangan, brôm, đồng, kẽm,…Ngoài ra, yến sào có chứa nguyên tố kích thích hệ tiêu hóa như: Crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len.
Giai đoạn này không nên sử dụng yến sào cho trẻ, vì hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này chưa hoàn thiện, mẹ chỉ nên bổ sung dưỡng chất quý giá nhất đó chính là sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp khoảng trên 200 dưỡng chất thiết yếu, các vitamin, khoáng chất và kháng thể cho trẻ.
Giai đoạn này trẻ có thể dùng yến sào nhưng ở mức hấp thu từ từ, Bạn nên xay nhuyễn yến sào cùng với sữa hoặc các món ăn dặm. Việc cho bé dùng yến sào đều đặn và đúng cách giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh liên quan đến đường hô hấp, kích thích trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc,…Một lần chưng yến sào là 5gram, cho trẻ nhỏ ăn với liều lượng như sau:
Yến sào giúp cũng cố hệ miễn dịch, điều này cực kì quan trọng đối với sức khỏe của trẻ ở giai đoạn này. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, yến sào giúp trẻ ngăn ngừa được ngăn ngừa được bệnh cảm lạnh thông thường, cúm và một số bệnh nặng hơn.
Yến sào làm giảm đi sự mệt mỏi, giúp trẻ em chuẩn bị tốt cho kì thi. Nếu sử dụng yến sào trong thời gian dài thì sự phát triền của trẻ em sẽ theo chiều hướng tích cực.
Phụ nữ ở độ tuổi này làn da bị lão hoá rất nhanh, một phần do áp lực công việc, gia đình – stress, một phần do tác động khách quan của môi trường – nắng, gió, khói, bụi…
Chính vì vậy phụ nữ ở giai đoạn này nên dùng Yến. Khi dùng Yến một cách đều đặn sẽ ngăn chặn sự lão hóa của tế bào da và giúp tái tạo một cách nhanh chóng các tế bào da mới. Hơn nữa, giúp giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi và cho giấc ngủ sâu,…
Phụ nữ sử dụng thường xuyên yến sào sẽ giúp cho làn da điều tiết cân bằng. Có được tác dụng này là do trong yến sào giàu chất collagen, protein và vitamin.
Ba hoạt chất trên có khả năng chống lão hóa da, làm da mịn màng, giữ mãi sự trẻ trung và ngăn ngừa nếp nhăn. Điều này giúp cho cả nam lẫn nữ trông trẻ và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra cả nam và nữ đều được cải thiện hiệu quả các cơ quan nội tạng. Yến sào có khả năng cải thiện chức năng của thận, phổi và tim.
Yến sào chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Ngoài ra còn có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm,… Cho người già sự minh mẫn và có những giấc ngủ ngon,…
Yến sào có thể coi là nguồn tăng lực hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời, sử dụng yến sào có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.
Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai sử dụng yến sào sẽ nhanh phục hồi sau khi sanh hơn nhờ các biểu bì tăng trưởng Factor (EGF) và hoạt động của các chất dinh dưỡng có trong yến sào.
Yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thành phần yến sào chứa hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein (45 – 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao, giúp bệnh nhân mau hồi phục sức khoẻ.
Dùng Yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên dùng hằng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng Yến vừa đủ thay vì thỉnh thoảng mới dùng một lượng Yến lớn.
Cách nấu Yến tốt nhất là chưng cách thủy, vì cách này sẽ giữ được các chất của yến sào. Dù bạn có chế biến món gì cũng nên chưng cách thủy yến sào rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.
Yến sào còn được chế tạo theo phương pháp Tây y, kết hợp với nhân sâm, đương quy, bạch truật, cam thảo, hoàng kỳ, đại táo, đỗ trọng, mật ong để làm thuốc tăng lực, tăng sinh tế bào, chống lão hóa, người suy nhược, già yếu.
Món yến sào đơn giản và thông dụng nhất là chưng cách thủy với đường phèn: Ngâm yến sào vào trong nước ấm khoảng một giờ cho yến sào tơi ra, dùng nhíp nhặt hết các cọng lông nổi lềnh bềnh.
Rửa sạch lại thì thấy các sợi của yến sào có màu trắng vàng, sau đó thêm đường phèn và chưng cách thủy. Thế là có món chè yến, vị là lạ, khó quên. Ngoài ra, yến sào còn có nhiều cách chế biến cầu kỳ khác để tạo ra những món ăn bổ dưỡng.