21 lượt xem
Nhân sâm từ lâu thường được nhắc đến như một “liều thuốc kỳ diệu” trong Đông y, bởi vì nó có rất nhiều lợi ích sức khỏe, Tuy nhiên, việc sử dụng nhân sâm sao cho đúng vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với quý khách cách sắc nhân sâm như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất nhé !
Nhân sâm xuất hiện trong dân gian từ rất lâu và là thành phần chính trong sản xuất trà thảo dược ở Trung Quốc. Ở Indonesia, nhân sâm được sử dụng trong y học cổ truyền.
Nhân sâm có nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học như saponin, phytosterol, peptide, polysaccharides, axit béo, polyacetylenes, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của sản phẩm truyền thống này:
Nhân sâm có thể cải thiện giúp chúng ta tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế thuốc chống trầm cảm và lo âu.
Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng adrenaline.
Nhân sâm có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Một số chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong nhân sâm giúp kích thích trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách dùng các chế phẩm nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên dùng cùng một lúc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có thể bị ức chế bởi nhân sâm. Theo báo cáo Y khoa Trung Quốc Journal, ginsenosides có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương tế bào ung thư tuyến tiền liệt, các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào, làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Trong một số nghiên cứu, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học tin rằng ginsenocides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Nhân sâm được coi là thuốc bổ trong việc cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực phù hợp ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu trong hoàn cảnh này. Vai trò của adaptogenic làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc quá sức.
Việc chống chỉ định đối với nhân sâm được khuyến cáo đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, nhân sâm cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một số loại thuốc, điển hình là các loại thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, aspirin và các thuốc lợi tiểu.
Ngày nay, việc dùng nhân sâm để bồi bổ đã trở nên phổ biến, nhưng sắc nhân sâm như thế nào cho có hiệu quả nhất thì ít người biết.
Muốn vậy, nhất thiết phải làm cho nhân sâm mềm ra bằng cách cho củ sâm vào bát hoặc đĩa rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy nhỏ lửa sao cho vừa mềm là được.
Sau đó dùng dao mỏng và sắc thái nhân sâm khi còn đang nóng. Trước khi thái nhân sâm nên bôi vào lưỡi dao một chút dầu thực vật đề phòng dưỡng chất trong củ sâm dính vào dao.
Không nên thái ngang hay bổ dọc, mà nên nghiêng lưỡi dao 45oC so với thân củ sâm nằm ngang, như vậy lát cắt mới mỏng và lát sâm được rộng, nếu cắt lát ngắn các thành phần hữu ích trong nhân sâm dễ dàng được chiết xuất ra ngoài khi sắc.
Lấy một nhúm gạo ngâm vào nước. Nước sắc tốt nhất là nước sôi để nguội vì trong quá trình đun sôi đã loại bỏ hết chất khí và khoáng chất hoà tan trong nước, nên nước khá tinh khiết.
Nhưng chú ý phải đợi nước thật nguội mới cho nhân sâm vào, để tránh khi lát sâm bị nóng đột ngột một số chất trên bề mặt đông kết lại làm ảnh hưởng đến sự hoà tan của các chất bên trong lát sâm.
Lượng nước đổ vào cốc do mục đích sử dụng khác nhau nên lượng nước cũng không giống nhau. Thông thường nếu dùng với mục đích tăng cường sức khoẻ, trí não thì nên đổ lượng nước đủ để một người uống hết trong một lần.
Sau khi đổ nước vào cốc thì bỏ lát sâm vào và đậy nắp trong lại, trên nắp nên phủ hai lớp giấy ăn, vẩy một chút nước cho giấy ẩm, trên lớp giấy ăn này rắc một lớp gạo đã ngâm từ trước và một chút nước, sau đó đậy nắp ngoài vào, như vậy coi như đã chuẩn bị xong cốc sắc nhân sâm.
Nếu không có cốc chuyên dụng thì có thể cho nhân sâm vào cốc pha trà, lấy một cái đĩa sứ nhỏ đậy lên, trên đĩa lót giấy ăn, rắc gạo ngâm như trình tự trên, sau đó đậy nắp ngoài của cốc lại.
Tiếp đó có thể dùng nồi cơm hoặc nồi cơm điện thông thường để sắc nhân sâm trong cốc. Trước tiên cho lượng nước vừa phải vào nồi, trên mặt nước đặt một cái giá, trên giá đặt một cái bát tô trong có nước và gạo, sau đó đặt cốc đựng nhân sâm vào bát tô, đậy nắp nồi lại là có thể bắt đầu hấp.
Cách sắc này có hai ưu điểm, thứ nhất là nắp trong đã lót giấy ướt và rắc gạo ngâm, vậy nên khi muốn kiểm tra xem canh nhân sâm đã được hay chưa thì chỉ cần quan sát xem gạo trong tô và gạo trên nắp cốc đã chín thành cơm chưa, “cơm chín thì canh cũng được”.
Thứ hai, do cốc đựng nhân sâm được bỏ trong bát tô chứa gạo, khi gạo chín thành cơm thì nó sẽ bao bọc lấy cốc, vậy nên cho dù nhiệt độ ngoài cốc lên xuống đột ngột thế nào thì nhiệt độ trong cốc vẫn giữ được ổn định, vì vậy canh sắc nhân sâm cũng đảm bảo được chất lượng tốt nhất.