17 lượt xem
Ngoài những thực phẩm giàu canxi, photpho, magie, vitamin D, vitamin A… thì thực phẩm giàu lysine cũng giúp bé phát triển và tăng chiều cao tối đa.
Nhu cầu canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em, lúc mang thai và cho con bú. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt nam, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500mg canxi, riêng phụ nữ có thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (1000 – 1200mg/ ngày / người).
Nếu cơ thể người lớn chúng ta thiếu canxi trong một thời gian dài thì thường dẫn đến loãng xương, thoái hóa xương và dễ dàng bị gãy xương dù là té hay va chạm rất nhẹ. Trẻ em thiếu canxi thường bị nôn ói, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồi hôi trộm, chậm lớn, còi xương, chậm tăng trưởng về chiều cao…
Thiếu vitamin D có liên quan đến bệnh còi xương ở bé và loãng xương ở người trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần chú ý tránh để bé bị thiếu hụt viatmin D, đảm bảo cho bé có một khung xương chắc, khỏe.
Ở bé, thiếu vitamin D sẽ dẫn tới các bệnh về xương, đặc biệt là còi xương. Còi xương phổ biến nhất với bé 3 – 18 tháng tuổi và có thể dẫn tới những vấn đề về xương sau này.
Chứng còi xương có thể được ngăn ngừa bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, còi xương dễ xuất hiện khi bé thiếu (ít) tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhóm bé bú mẹ liên tục (nhất là khi mẹ thiếu vitamin D) và nhóm bé hầu như không được tắm nắng (lại không ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D) rất dễ bị còi xương. Hàm lượng vitamin D được chỉ định dành cho bé là không quá 200 – 400IU mỗi ngày, từ 2 tháng tuổi đến giữa tuổi thiếu niên.
Người bình thường mỗi ngày cần 1g Lysine. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được chất này mà phải được cung cấp qua thực phẩm (như lòng đỏ trứng, cá, thịt, các loại đậu và sữa tươi) hoặc bổ sung dưới dạng thuốc và các thực phẩm chức năng. Trong khẩu phần ăn của người Việt Nam, lượng ngũ cốc chiếm đến 70 – 80% nên thường bị thiếu Lysine.
Lysine là một trong 12 axit amin thiết yếu cần có trong bữa ăn hằng ngày. Nó giúp tăng cường hấp thụ và duy trì canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể. Vì vậy, lysine có tác dụng tăng trưởng chiều cao ở trẻ em.
Tổ yến chứa tới 16 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như Cu, Zn, Br, Mn,… cực kỳ có ích cho quá trình ổn định thần kinh và nâng cao khả năng ghi nhớ của trẻ.
Dùng tổ yến hợp lý, đều đặn thì công dụng của yến sào với trẻ em ở độ tuổi học sinh sẽ có hiệu quả rất lớn, giúp bé phát triển hệ thống tư duy, ổn định tinh thần cũng như học tập tốt hơn. Tổ yến có chứa axit neuraminic, một loại axit rất quý và cần thiết cho sự phát triển trí não của các bé.
Một trong những tác dụng của yến sào với trẻ em cực kỳ quan trọng là giúp phát triển về mặt trí tuệ.
Bạn không lầm đâu, khả năng chống chất phóng xạ không chỉ là công dụng của yến sào với trẻ em mà còn với tất cả chúng ta nữa. Ngày nay, chất phóng xạ hiện hữu ở mọi nơi trong đời sống con người, từ môi trường bị ô nhiễm, khí hậu biến đổi phức tạp, các thiết bị điện tử và cả đồ ăn, thức uống.
Vì thế, nhờ các thành phần có khả năng chống lại chất phóng xạ, khả năng giải độc cao, yến sào thật sự là một loại thực phẩm ba mẹ nên cho con ăn để phòng ngừa loại chất nguy hiểm này xâm nhập vào cơ thể bé yêu.
Qúy khách nên chọn yến sào có màu trắng ngà đặc trưng, không bị vỡ hay chuyển màu. Tổ yến có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, không thêm các chất bảo quản vào là có chất lượng tốt nhất.
Vì giai đoạn này hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển hoàn toàn, sẽ không thể hấp thu hết dưỡng chất trong yến được. Tốt nhất là cho ăn yến lúc bé lớn hơn 1 tuổi để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
Chỉ cho bé ăn 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần 3 – 5gram để trẻ có thể hấp thu đầy đủ các dưỡng chất trong yến. Thời điểm lý tưởng để cho con ăn là trước lúc ngủ hay buổi sáng khi vừa thức dậy.
Đó là khoảng thời gian bé chuyển hoá những chất dinh dưỡng tốt nhất trong ngày. Ba mẹ tuyệt đối tránh cho con ăn trước các bữa chính vì sẽ làm bé no, trở nên biếng ăn và bỏ qua bữa chính quan trọng cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá.
Qúy khách có thể chế biến món yến chưng đường phèn – món ăn đơn giản, quen thuộc nhưng giữ trọn tinh hoa của yến. Trong trường hợp bé ngán, bạn có thể chế biến những món đa dạng, phong phú hơn từ yến như yến hầm sữa tươi, gà tiềm hầm yến, chè yến, yến chưng hạt sen,…
Lưu ý là yến kỵ nhiệt độ cao, tránh nấu dưới lửa trực tiếp nên bạn hãy chưng yến riêng, nấu các món ăn kèm riêng. Tới khi cho ăn, bạn chỉ việc bỏ yến lên mặt các món ấy, vừa hấp dẫn, tăng khẩu vị lại không làm mất các vi chất có trong yến.