698 lượt xem
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Vì thế, tại thời điểm này khi tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến khá phức tạp, cộng thêm thời tiết ẩm nồm khiến các bậc Cha Mẹ càng thêm lo lắng làm sao để bảo vệ con yêu? Xin mời hãy cùng tham khảo một số lưu ý quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ em, phòng tránh lây nhiễm COVID-19 theo chia sẻ từ PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thuý – Trưởng Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Hà Nội.
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn kháng thể dồi dào. Do đó, cách đơn giản nhất giúp tăng sức đề kháng cho con lúc này là cho con bú mẹ thường xuyên.
Nếu trẻ đã ở độ tuổi ăn dặm, mẹ cần cân đối các loại thực phẩm, rau củ sao cho vừa phong phú vừa đủ chất. Và đừng quên thường xuyên cho con uống thêm nước ấm.
Mẹ là người gần bé nhất, nguồn lây trực tiếp với trẻ. Để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho con, mẹ nên hạn chế đến nơi đông người, tránh đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm COVID-19, luôn đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài, hạn chế chạm tay vào đồ vật nơi công cộng. Thực hiện vệ sinh tay chân, toàn thân, thậm chí thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ.
Đồng thời, mẹ cũng cần giữ ấm cơ thể, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, khô thoáng bởi virus hoạt động yếu hơn khi nhiệt độ nóng. Cẩn thận hơn mẹ có thể lau sàn nhà, rửa đồ chơi của con bằng các loại nước sát khuẩn.
Hạn chế thăm nom, ôm ấp và hôn trẻ vì bệnh rất dễ lây qua đường giọt bắn. Chỉ cần vậy thôi mẹ đã giúp con hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và nhiều bệnh lý lây qua đường hô hấp khác.
Mặc dù hiện nay chưa có vắc xin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 nhưng việc tiêm phòng các vắc xin khác theo đúng lịch vẫn là điều cần thiết.
Cha mẹ đừng vì sợ dịch bệnh mà bỏ lỡ các mũi tiêm chủng quan trọng của con. Tiêm vacxin được chứng minh là phương pháp phòng ngừa bệnh an toàn và hiệu quả dành cho trẻ.
Cha mẹ nên rèn và dạy cho con một số kỹ năng để phòng chống bệnh:
Việc đeo khẩu trang ở trẻ nhỏ rất khó, đa số trẻ sẽ cảm thấy vướng víu. Do đó, cha mẹ cần nhẹ nhàng nói chuyện, hướng dẫn con cách làm. Đối với bé lớn hơn, cha mẹ hãy nói ngắn gọn về tác dụng của việc đeo khẩu trang. Kết hợp nhờ cô giáo trò chuyện trên lớp cùng con.
Hãy giúp trẻ xây dựng thói quen rửa tay ở nhà, khi đến lớp và sau khi chơi đồ chơi. Nếu như trước kia ở lớp trẻ thường rửa tay vào các thời điểm: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi về nhà thì trong đợt này, nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên hơn nữa. Chẳng hạn, sau khi chơi đồ chơi, sau mỗi tiết học,…
Theo đó, đối với những trẻ có bệnh nền, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây, súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh, vệ sinh môi trường và tiêm phòng đầy đủ.
Trong công tác phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho trẻ, nhà trường cũng cần có trách nhiệm chung tay với phụ huynh. Thể hiện ở việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học, đồ chơi, giường nằm… Khi COVID-19 phát tán ra không khí thường bám vào bề mặt của các đồ vật.
Do đó, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà, lớp hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19.
Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, sốt, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời. Không nhất thiết phải đến các bệnh viện tuyến trung ương để tránh lây nhiễm chéo.
Chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Ngoài ăn đa dạng các loại rau củ, trái cây, cần cung cấp đủ nước cho trẻ chứ không chỉ lúc khát mới uống.
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định uống vitamin chống được virus nhưng vitamin giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt. Cha mẹ nên bổ sung cho con trong giai đoạn này.
Cha mẹ và gia đình cũng cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông người phải đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ cần che miệng và mũi cho trẻ khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc động vật nuôi như chó, mèo.
Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở… gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, thành phần của Yến Sào có chứa 31 nguyên tố vi lượng và 18 loại acid amin, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt hơn.
Tổ Yến còn là nguồn cung cấp đạm, đường galactose, giúp trẻ có thêm năng lượng trong quá trình phát triển đầu đời. Hàm lượng Canxi và Sắt dồi dào trong Tổ Yến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao và tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.
Ngoài ra, Tổ Yến còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho trẻ, mà trong bữa ăn thông thường, chúng ta rất khó để có thể bổ sung đầy đủ và cân đối cho bé.
Thêm vào đó, Tổ yến còn có các nguyên tố hiếm, như Crom, là nguyên tố rất quý giá trong quá trình thúc đẩy hấp thu qua màng ruột. Tăng cường sức đề kháng giúp hoàn thiện hệ miễn dịch, giảm đau ố và chống chọi tốt với các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài.
Cải thiện tốt hệ hô hấp cho bé: Tổ yến có tác dụng hiệu quả trong việc làm sạch phổi, giảm nguy cơ gây bệnh hô hấp ở trẻ. Bổ sung tổ yến, bé không bị ho kéo dài hoặc hen suyễn khó thở.
Tăng cường và phát triển trí não cho bé: Tổ yến giúp bé thông minh, lanh lợi hơn, cải thiện trí não, tiếp thu nhanh hơn trong việc học hỏi của mình. Hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp bé ăn ngon cải thiện chứng biếng ăn của trẻ.
Trong thành phần của tổ yến song yến có đến 40 – 50% hàm lượng đạm và các loại axit amin, vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người. Người có sức đề kháng kém thường dễ mắc các bệnh ốm vặt như sổ mũi, nhức đầu, cảm…
Để hạn chế các bệnh vặt thường gặp, bạn nên sử dụng tổ yến đều đặn để kích thích sinh trưởng các tế bào bạch cầu tạo nên kháng thể chống lại các vi khuẩn, virut xâm nhập.
Thành phần của tổ yến là sự tổng hợp của 18 loại axit amin, trong đó có 1 một số loại cơ thể không thể tự tổng hợp được. Hơn 50 % thành phần của yến là các Protein cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể, lại hoàn toàn không có chất béo.
Hơn 31 khoáng chất có trong yến cũng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Giúp trẻ em hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, mang lại sức khỏe tốt, phòng chống lại các bệnh do sức đề kháng yếu, tuổi nhỏ hay điều kiện khách quan, chủ quan gây ra.
Các nghiên cứu cho thấy tổ yến rất tốt cho trẻ em bởi tổ yến giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.
Sức đề kháng suy giảm là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển và sức đề kháng yếu, khả năng chống chọi với môi trường còn rất kém, chịu những tác động lớn nhất của sự thay đổi khí hậu, hay ô nhiễm môi trường…
Nếu cơ thể trẻ không khỏe, cơ thể suy giảm hệ miễn dịch sẽ không có khả năng chống lại những tác động xấu của các vấn đề trên. Trong yến lại có rất nhiều chất giúp tăng cường sức đề kháng, như chất Aspartic Acid giúp sản sinh globutin kháng thể và miễn dịch. Sử dụng yến lâu dài nghĩa đang bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Ngoài thành phần giàu acid amin, tổ yến còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong tổ yến như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.
Kém ăn, khó tiêu hóa cũng là triệu chứng thường thấy ở trẻ nhỏ. Chất Threonine trong yến sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng, đồng thời cũng tăng cường hệ miễn dịch.
Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng tổ yến thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 3gram/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.
Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 01 lượng nhỏ trước để thăm dò độ thích ứng với cơ thể của trẻ.
Không nên cho trẻ ăn yến ngay liền trước hoặc sau bữa ăn, nếu thường xuyên như vậy sẽ dễ làm trẻ biếng ăn, gây tác dụng ngược, làm trẻ suy dinh dưỡng.
Nên cho trẻ ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ, vì khi ngủ được khoảng 1 giờ thì cơ thể trẻ tiết ra nồng độ chất nội tiết tố cao, giúp cơ thể tận dụng thức ăn được đưa vào trong cơ thể để tăng cường hiệu quả hấp thu tốt nhất.
Nên ăn yến đều đặn theo lịch thường xuyên thì sẽ mang lại tác dụng tốt nhất, ngày nào cũng ăn với một lượng thích hợp sẽ tốt hơn rất nhiều thay vì ăn thỉnh thoảng (không đều) với một lượng yến lớn.
Có rất nhiều cách để chế biến tổ yến, các bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau để thay đổi khẩu vị cho bé, nhưng cách tốt nhất và đơn giản nhất vẫn là yến chưng đường phèn.
Cho dù bạn chế biến theo cách nào thì cũng nên chưng yến riêng rồi trộn vào các món tránh trường hợp nấu yến cùng lúc (hầm chung hạt sen hay hầm chung xương, gà,….thời gian lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong yến).
Bên cạnh bổ sung tổ yến, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày cho con như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi…thay đổi món ăn thường xuyên và đa dạng để trẻ ăn ngon miệng hơn, đồng thời kết hợp chế độ vận động cơ thể hợp lý cho bé hàng ngày. Chúc các bé luôn vui khỏe !