246 lượt xem
Yến sào rất giàu các loại axit amin và khoáng chất, thích hợp để bồi bổ cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, có những nhóm người không được ăn yến sào vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Ngày nay, ngành công nghiệp khai thác, chế biến yến sào đang rất phát triển, chỉ cần có tiền là có yến để dùng. Bên cạnh đó, những thông tin về lợi ích của yến sào cũng có ở khắp nơi.
Chính vì thế nhiều người đã mua ngay về dùng mà không quan tâm liệu mình và người thân có trong danh sách những người không được ăn yến sào hay không. Theo Đông Y, tổ yến có vị ngọt, tính hàn, không phù hợp với người bị bệnh viêm nhiễm cấp tính, sốt, thực nhiệt.
Theo ghi chép của Đông Y, yến sào có vị ngọt, tính hàn. Hoàn toàn không phù hợp với những người bị bệnh viêm nhiễm cấp tính, sốt, thực nhiệt.
Ngoài ra, những người có chức năng hoạt động của tỳ vị còn quá yếu, tình trạng dương khí suy yếu, không thể hấp thụ các thực phẩm (dược liệu) có quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm (Đông y gọi là hư bất thụ bổ) thì cũng không nên dùng yến sào.
Sự thật là yến sào rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào của thai kỳ bà bầu cũng có thể dùng yến sào được. Vì yến sào có tính hàn, trong khi đó, giai đoạn đầu của thai kỳ và sau sinh phụ nữ được khuyến khích ăn những thực phẩm có tính nhiệt.
Đây cũng là nhóm đối tượng không nên dùng yến sào. Do thành phần của yến sào chứa quá nhiều dưỡng chất; hệ tiêu hóa của trẻ dưới 7 tháng tuổi không thể hấp thu hết.
Các bậc phụ huynh cho trẻ ăn yến vào giai đoạn này có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn và dẫn đến các bệnh đường ruột về sau. Khi trẻ được 7 tháng tuổi, có thể cho trẻ ăn khoảng 3gram yến sào xay nhuyễn/ngày để bổ sung dinh dưỡng.
Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, gồm hơn 18 loại axit amin cần thiết và 31 nguyên tố quý hiếm, trong đó có những loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Sản phẩm được sử dụng cho nhiều đối tượng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh…
Nhờ hàm lượng 50 – 55% protein cần thiết cho quá trình tăng trường, yến giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển trí tuệ. Ngoài ra, các thành phần axitsialic, axitaspartic, phenylalamine, lysine, trytophan… có trong yến còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, trí não và kích thích hệ tiêu hóa.
Đối với phụ nữ, dưỡng chất threonine hình thành nên elastine và collagen, 2 hợp chất có tác dụng tích cực với nhan sắc và làn da phụ nữ như giảm mụn, làm sáng và mịn da, giảm nám và ngăn ngừa lão hoá. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, các dưỡng chất của yến sào còn làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và cung cấp khoáng chất cho thai nhi.
Yến sào cũng giúp người già chống lão hóa và bệnh tật, phục hồi sức khỏe; tăng khả năng trao đổi chất; tăng cường miễn dịch; cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp… Ngoài ra, yến còn được dùng để bồi bổ người bệnh, giúp người ốm mau hồi phục thể lực.
Việc dùng yến sào liều lượng cao và tần suất dày đặc, do tâm lý nóng lòng muốn yến phát huy tác dụng là một sai lầm. Khi cơ thể hấp thu không hết dưỡng chất có trong yến sẽ gây lãng phí. Ngoài ra, sử dụng yến quá liều lượng còn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy do yến có tính hàn.
Tránh dùng nhiều mỗi lần và thi thoảng mới dùng. Với yến dạng tổ tự chế biến, nên dùng 1 – 2 tổ mỗi tuần, chia nhỏ dùng hàng ngày. Liều lượng yến sào từ 3 – 5gram/lần. Một tuần dùng 2 – 3 lần yến chưng là có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Tóm lại, yến sào rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Nếu bạn hoặc người thân thuộc các nhóm đối tượng trên, hãy cân nhắc lựa chọn các phương pháp khác để bồi bổ sức khỏe hoặc tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia y tế. Còn nếu không, bạn có thể thoải mái bổ sung yến sào ngay hôm nay nhé !