14 lượt xem
Người đang mắc bệnh sức khỏe yếu nên cần bồi bổ chất dinh dưỡng đúng cách để nhanh chóng hồi phục. Trong yến sào có nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cháo yến sào hoặc yến sào chưng dùng cho người bệnh sẽ rất tốt.
Khi bệnh, cơ thể bạn suy yếu, không đủ sức đề kháng để chống chọi các nhân tố có hại. Vấn đề ăn uống và sinh hoạt của bạn cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.
Nhằm giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, ngoài điều trị, bạn cần thiết quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Yến sào là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Yến sào cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết, giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Yến sào giúp đề cao hệ miễn dịch cơ thể, ngăn chặn sự lây nhiễm vi khuẩn. Do đó, đây là một thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân sau mổ hay xạ trị.
Đây đều là những dưỡng chất quý giá, thiết yếu cho cơ thể. Có rất nhiều cách chế biến món ăn từ yến sào. Tuy nhiên ở người bệnh, khẩu vị bị giảm sút;thì thích hợp nhất là dùng yến sào chưng đường phèn. Bởi món ăn này vừa đơn giản, hợp vị mà chứa nhiều dinh dưỡng nhất.
Bạn có thể kết hợp thêm rau xanh hay thịt khi nấu cháo để cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn và làm cho cháo thêm thơm ngon. Yến sào chưng với hạt sen sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, tốt cho hồi phục sức khỏe. Sử dụng nồi chưng chuyên dụng thay vì nồi chưng truyền thống sẽ giúp bạn chế biến các món ăn dễ dàng và tiện lợi hơn.
Ăn tổ yến giúp kích thích vị giác khiến người bệnh thèm ăn và ăn uống nhiều hơn. Thêm và đó, các viatmin và khoáng chất trong yến sào còn giúp người bệnh đề cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, giúp quá trình điều trị nhanh chóng hơn.
Với những người bị suy nhược, vừa mới ốm dậy, mới phẫu thuật, người bệnh ung thư vừa xạ trị,… ăn yến sào sẽ giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Lý do là trong tổ yến có các acid amin như Proline có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da; Tyrosine và acid Syalic giúp phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, Glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…
Chưa kể, hiện nay yến sào còn đang được nghiên cứu trong việc điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể.
Theo Đông Y, yến sào có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với hệ hô hấp. Yến sào giúp dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho và định suyễn.
Sử dụng yến sào chưng với gừng, ăn đều đặn (cách ngày hoặc 3 lần/ tuần, mỗi lần 3 – 5gram), giúp làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, phòng ngừa bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Vì sử dụng cho người bệnh nên các khâu sơ chế, chế biến và bảo quản cần hết sức lưu ý nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và giúp yến sào phát huy hết tác dụng.
Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng yến sào vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến.
Nên sử dụng yến sào với liều lượng 3 – 5gram/lần, một tuần chỉ cần dùng 2 – 3 lần là có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của người bệnh.
Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine – chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.
Ăn bổ sung yến sào thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30 – 45 phút/ngày.