5882 lượt xem
Tổ yến từ lâu đã được con người tin dùng như một loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có khả năng nâng cao sức đề kháng, phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh và tổ yến còn được xem là một phương pháp để làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên, khi ăn tổ yến chúng ta cần lưu ý những gì? Cùng Sâm Yến Linh Chi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!
Tổ yến là sản phẩm tự nhiên được làm từ nước bọt của chim yến. Mang đặc trưng của chất gel giàu dinh dưỡng, tổ yến được nhiều nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng, y dược học đánh giá cao về thành phần, công dụng với sức khỏe và sắc đẹp.
Tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể, người hơi ngắn, miệng khô, đờm nhiệt, ho lao.
Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, tổ yến còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.
Bên cạnh những trường hợp bệnh không nên dùng tổ yến nêu trên, người tiêu dùng cũng nên chú ý đến một số trường hợp để tránh tác động xấu.
Đối tượng trẻ em dưới 8 tháng tuổi cũng không nên dùng tổ yến do lúc này hệ tiêu hóa hấp thụ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để tiêu thụ loại thực phẩm có thành phần bổ dưỡng này. Tốt hơn hết các bậc phụ huynh nên chú ý cho trẻ sử dụng nước tổ yến thay vì dùng yến nguyên tổ.
Cho đến khi bé ăn dặm được thì do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nên việc bổ sung Tổ Yến vào cho bé là không cần thiết. Tốt nhất cho đến khi bé 12 tháng tuổi.
Đối với phụ nữ đang trong quá trình thai nghén, 3 tháng đầu tiên. Rất cần sự ổn định cho thai nhi, cần tránh các thực phẩm có tính Hàn.
Tuy có tính bình nhưng để đảm bảo, chỉ nên dùng tổ yến khi thai nhi đã hoàn toàn ổn định. Sau 3 tháng đầu, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn tổ yến để hỗ trợ sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
Cụ thể theo Đông y, Tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt vào các kinh phế và vị, hiệu quả dưỡng âm bổ phế, tiêu đàm, trừ ho , định suyễn.
Những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt,…
thì không nên sử dụng bởi cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa rất kém, ăn nhiều vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm. Vậy khi đang cảm sốt, tiêu chảy hoặc các bệnh liên quan đến thể hàn thì không nên ăn tổ yến.
Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng liên tục tổ yến sẽ tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.
Sử dụng Yến sào không đúng cách sẽ gây khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài sẽ gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn tác động đến hệ tiêu hóa.
Không nên sử dụng tổ yến tùy tiện đối với người bệnh vì có những người bệnh không được dùng tổ yến.
Nhiều người vì tâm lý nóng vội, muốn đạt được hiệu quả ngay. Nên có người trường hợp dùng rất nhiều tổ yến trong thời gian rất ngắn. Vì định lượng hấp thụ cơ thể có giới hạn. Việc nạp quá nhiều Yến trong 1 ngày chỉ gây lãng phí mà thôi.
Ngày dùng không quá 3 gam, ăn đều mỗi ngày trong thời gian dài mới phát huy tác dụng.
Và cách ăn tổ yến vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm, đó chính là chia nhỏ khẩu phần ra.
Mỗi ngày 1 hũ 3gram yến chưng là đủ. Bất kể người lớn hay em bé thì việc dùng tổ yến mỗi ngày 1 vừa đủ sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt nhất và mang lại hiệu quả tối đa.
Ngoài ra, khi chưng tổ yến có thể kết hợp với thuốc đông y bao gồm: Kỷ tử, sa sâm, đẳng sâm, táo đỏ. Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng tổ yến bồi bổ rất tốt.