Vì sao nấm linh chi được gọi là nấm trường thọ?

Nấm linh chi là vị thuốc quý từ thiên nhiên đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay trong bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Ngày nay, nấm linh chi ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và trở thành đề tài hấp dẫn cho nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực y học và cả làm đẹp.

Vì sao nấm linh chi được gọi là nấm trường thọ? 1

1. Nấm linh chi còn được ví như “cỏ tiên”

Nấm Linh chi vẫn được gọi là linh chi thảo, nhân dân còn gọi là cỏ tiên, Không những có giá trị cao về mặt y học, nấm linh chi còn được người châu Á coi là biểu tượng của sự thịnh vượng…

Nấm Linh chi thường ký sinh trên cọc gỗ hoặc gốc cây mục của những cây lá rộng miền núi. Tên khoa học của Nấm linh chi là Ganoderma Lucidum thuộc họ nấm Lim (Ganodermataceae).

Các tên gọi khác của loài nấm này là Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Ngoài ra, nấm linh chi còn được gọi là nấm trường thọ.

2. Hình dạng đặc trưng của nấm linh chi

Vì sao nấm linh chi được gọi là nấm trường thọ? 2
Hình dáng của nấm linh chi

Linh chi gồm có sợi nấm và quả nấm. Phần làm thuốc chính là quả nấm. Trên cuống nấm hình trụ tròn, mọc một mũ nấm hình bầu dục, bề mặt có vân trám vòng, số vòng thể hiện tuổi của nấm.

Ban đầu nấm linh chi là các sợi màu trắng, mọc kí sinh hay hoại sinh trong cây, trong gỗ hoặc trên đất giàu mùn gỗ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển thành cá thể nấm.

Nấm linh chi phân bố đa dạng và phong phú nhất ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài ra, chúng còn sinh trưởng và phát triển ở khu vực Bắc Mỹ.

Loại nấm này ở Bắc Mỹ có kích thước lớn hơn và thường không có cuống. Hình dạng của nấm Linh Chi khá đa dạng. Một số loài có hình nấm với chiếc mũ nấm nhăn nheo.

Khi linh chi còn non có màu trắng sữa, trưởng thành chuyển thành màu nâu đỏ, bóng loáng. Mặt lưng của mũ nấm là lớp quả nhiều lỗ màu trắng hoặc nâu nhạt.

Khi trưởng thành trong ống nấm tản ra nhiều bào tử màu nâu, gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ mọc thành sợi nấm rồi phát triển thành quả nấm.

3. Thành phần hóa học của nấm linh chi

Thành phần hóa học của linh chi chủ yếu gồm các axit amin, các protein, fungallysozyme, các loại đường, các alkaloid, vitamin B2, C,… Manitol, trehalose.

  • Những hợp chất đa đường (45% số lượng): beta-D-glucane, arabinogalactane; ganoderane A, B va C;
  • Triterpen : acide ganoderic A, B, C, D, F, H, K, M, R, S, và Y, các acid lucidenic A, B, C, D, E, F, G…, các lucidon A, B, C, các acid ganolucidic A, B, C, D và E, ganoderal A, các ganoderiol A, B, C, D, E, F, G, H, I, các ganoderol A và B, ganodermanonol, ganodermatriol…
  • Ganodermadiol, phân sinh của acide lanostaoic.
  • Esteroid: Ganodosterone.
  • Acide béo:  các acid tetracosanoic, stearic, palmitic, nonadecanoic, behenic.
  • Chất đạm protid : Ling Zhi-8; glycoproteine (lactine).
  • Khoáng chất: germanium, calcium, K, Fe, Mg, Mn, Zn, Ca, Be, Cu, Ag, Al, Na…
    Những chất khác: manitole, trechalose, adenine, uracine, lysine, acide stearic, tất cả rất nhiều acid amin.

4. Tác dụng dược lý của các thành phần hóa học nêu trên

Vì sao nấm linh chi được gọi là nấm trường thọ? 3
Nấm linh chi có chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người
4.1 Polysaccharides

Polysaccharides giúp tẩy độc, tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Polysaccharides (chất tẩy độc) thiết lập một hệ thống miễn dịch mạnh, tạo miễn dịch trên nhiều tế bào của hệ miễn dịch bao gồm các tế bào T, tế bào B, đại thực bào và tế bào NK…

4.2 Germanium hữu cơ

Germanium hữu cơ giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn, chống lão hóa, cơ thể trẻ lâu, cải thiện đáng kể khả năng sinh lý.

Germanium hữu cơ (chất cân bằng) tăng lượng oxy trong cơ thể, làm sống lại các tế bào (các tế bào ung thư kỵ oxy), giải phóng sự mệt mỏi, lọc máu,tăng cường sự tuần hoàn máu, ổn định huyết áp.

Tăng cường chức năng trao đổi chất,tăng sức chịu đựng của cơ thể, ngăn ngừa đột quỵ,tê tay, chân, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị Gut (gout).

Germanium hữu cơ còn là chất cân bằng điện tích, ổn định sự cân bằng các hạt điện tích trong cơ thể (đào thải các hạt điện tích bất thường được tìm thấy quanh các bướu ung thư).

4.3 Axit ganoderic (triterpenoids) có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn và điều hòa huyết áp

Adenosine (chất điều ổn) hạ thấp cholestrol và chất béo tự do trong máu, ổn định hồng cầu, giúp tăng cường hoạt động nang thượng thận, duy trì sự cân bằng nội tiết, ổn định sự trao đổi chất, cân bằng độ pH của máu, làm bạn cảm thấy trẻ trung và tràn đầy năng lượng.

Axit ganoderic – triterpenoids (chất xây dựng) giảm dính tiểu cầu, giảm cholesterol và chất béo trung tính trong cơ thể, do đó cải thiện sự lưu thông máu, điều hòa huyết áp không gây buồn ngủ hoặc làm chậm nhịp tim, ngăn ngừa dị ứng do sinh kháng thể, vì nó ngăn histamine – phóng thích các tế bào lớn, cải tiến hệ tiêu hóa.

Ngăn ngừa sự thoái hóa tế bào, hỗ trợ chức năng gan, chức năng tuyến tụy, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, viêm gan, xơ gan. Ngăn chặn sự phát triển khối u, hủy diệt tế bào bất thường.

4.4 Thành phần tái tạo đặc biệt

Tinh chất Linh chi đặc biệt (thành phần tái tạo) khắc phục bệnh về da, làm đẹp da,sử dụng bôi ngoài da để trị các bệnh về da, nhanh chóng làm lành các vết thương, loét miệng, viêm họng và cầm máu, làm trẻ lại các mô của cơ thể.

Chống căng thẳng thần kinh, mất ngủ, giảm stress, và suy nhược thần kinh, ngăn ngừa việc mất trí nhớ, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, Parkinson.

5. Công năng của nấm linh chi trong Đông và Tây y

Vì sao nấm linh chi được gọi là nấm trường thọ? 4
Nấm linh chi mọc trong tự nhiên được gọi với cái tên “nấm trường thọ”
5.1 Có tác dụng tư bổ cường tráng

Germanium giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ô xy tốt hơn. Lượng polysaccharid cao có trong Linh chi làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gân, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

Trong y học, linh chi được coi là vị thuốc quý bởi công năng thần kỳ của nó, có thể giúp con người chữa được nhiều bệnh và giải độc cho cơ thể.

Linh chi được dùng làm thuốc bổ, vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng bổ khí bổ máu, dưỡng tâm, an thần, giảm ho, hen, có thể dùng để chữa thần kinh suy nhược, cao huyết áp, bệnh van tim, lượng colesteron quá cao.

Có tác dụng tốt đối với bệnh viêm phế quản mãn ở người già, khò khè ở trẻ em, bệnh giảm bạch cầu. Việt Nam là một trong nhiều quốc gia đã nuôi trồng và khai thác nấm linh chi nhằm mục đích chữa bệnh.

5.2 Tìm hiểu thêm về liệu pháp chữa bệnh của nấm linh chi

Công dụng của Nấm Linh Chi giúp xây dựng và tái tạo tế bào trong cơ thể. Điều này làm cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể trả lại trạng thái bình thường, tự nhiên. Vì vậy, nó giải quyết được nguyên nhân thứ hai. Giúp cơ thể hồi phục và trẻ trung.

Nấm Linh chi có tên tiếng Anh: Lingzhi mushroom,  tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Nấm Linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.

Nấm linh chi giúp làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

6. Ứng dụng của nấm linh chi trong các bài thuốc

Nấm linh chi được chế biến thành nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến vẫn được dùng dưới dạng trà linh chi. Hiện nay, nấm linh chi đã được chế biến thành các dạng thuốc viên và thuốc tiêm chữa hen, ho, cao huyết áp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, hiệu quả rất rõ rệt.

6.1 Bài thuốc trị suy nhược thần kinh, mất ngủ

Linh chi 3 – 10g, sắc riêng, hoặc phối hợp với Long nhãn và quả Dâu mỗi vị 10g cùng sắc uống.

6.2 Trị đau gan mạn tính, hen phế quản

Linh chi nghiền thành bột khô mỗi lần 1 – 2g uống với nước nóng, ngày uống 3 lần. Thông thường nhất, người ta dùng nấm phơi sấy khô.

Thái mỏng hoặc tán thành bột đun sôi kỹ trong vòng 15 – 30 phút rồi lấy nước uống trong ngày. Nước sắc nấm linh chi có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống.

7. Phản ứng của cơ thể khi dùng nấm linh chi

Sau khi uống Linh Chi, nếu bị đau đầu ở phần trên, có nghĩa là bị cao huyết áp; đau đầu ở phần dưới là bị hạ hoặc thấp huyết áp; nếu lưỡi hay nướu răng bị sưng, đau là biểu hiện tim có vấn đề.

Phản ứng có nghĩa là Linh Chi đang trong quá trình quét toàn bộ cơ thể và tìm thấy vấn đề với cơ thể hoặc trong giai đoạn điều ổn chức năng cơ thể. Phản ứng có thể tốt hơn hoặc xấu hơn.

Đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ Linh Chi đang tác dụng.Chúng ta không phải lo lắng về điều đó mà vẫn tiếp tục dùng Linh Chi.

8. Cần sử dụng nấm linh chi hằng ngày đúng cách và đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất

Vì sao nấm linh chi được gọi là nấm trường thọ? 5
Nấm linh chi được sử dụng trong các bài thuốc Đông và Tây Y

Cơ sở công dụng điều trị bệnh trên cơ thể của Linh Chi được diễn tả đơn giản dựa trên 2 nguyên nhân gây bệnh. Chỉ có hai nguyên nhân gây bệnh đó là: Nhiễm độc và sự mất cân bằng trong chức năng cơ thể.

Các chất hóa học độc hại trong môi trường, thức ăn, nước uống, vi khuẩn, siêu vi, các tế bào bất thường, phóng xạ, điện từ trường mạnh được xem là độc tố đối với cơ thể.

Nấm Linh Chi có tác dụng thảy độc rất mạnh và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Vì thế, nó loại và ngăn ngừa nguyên nhân thứ nhất.

8.1 Công dụng của Nấm Linh Chi giúp xây dựng và tái tạo tế bào trong cơ thể

Điều này làm cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể trả lại trạng thái bình thường, tự nhiên. Vì vậy, nó giải quyết được nguyên nhân thứ hai. Giúp cơ thể hồi phục và trẻ trung.

Trong quá trình xây dựng, cơ thể cần nhiều chất. Nếu chúng ta có một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ thì rất tốt, nhưng phần lớn thức ăn hàng ngày có thể cung cấp nhiều nhưng chưa đủ các chất cần thiết.

8.2 Nấm linh chi còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần với người châu Á

Người Trung Quốc coi Linh chi là báu vật vô cùng huyền bí tượng trưng cho sự trường tồn, cho sức khỏe và linh hồn.

Hiện nay, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam là các quốc gia sản xuất nấm linh chi đỏ nhiều nhất trên thế giới.