183 lượt xem
Thành phần dinh dưỡng có trong yến sào chủ yếu đạm tự nhiên có hàm lượng cao, dễ hấp thụ, 18 loại axit amin và hơn 30 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho cơ thể, mà những chất này không có ở những thức ăn hàng ngày. Yến sào có khả năng phụ hồi cợ thể nhanh, tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng, chữa lành những tổn thương và trở nên khỏe mạnh hơn.
Đối với những người đang điều trị về gan, sử dụng được xem như một phương pháp rất hiệu quả. Trong yến sào có chứ 4% Valine có khả năng chữa lành các tổn thương tế bào trong gan nhanh chóng, khiến cho nhu mô gan thô trở nên mềm mại. Khiến cho chứ năng gan được phục hồi và củng cố hiệu quả.
Gan là bệnh liên quan đến bài tiết, nếu chúng ta ăn quá nhiều dưỡng chất vào cơ thể khiến gan làm làm việc mệt mỏi hơn vì phải làm việc quá tải. Chính vì vậy, cần bổ sung yến sào cho người bệnh gan đúng cách, đúng thời điểm và liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi nhắc đến yến sao ai cũng biết đó là món ăn vô cùng bổ dưỡng. Nếu ăn nhiều quá cơ thể người bệnh cũng như người khỏe sẽ không hấp thụ hết mà còn gây lãng phí.
Khi cơ thể không hấp thụ hết sẽ bị đào thải ra ngoài. Vì vậy, cần sử dụng đúng liều lượng cho người bệnh gan chỉ từ 1 – 2 lần trong tuần là vừa đủ, mỗi lần ăn từ 3 – 5 gram yến.
Khi chế biến yến sào nên chưng với đường phèn thêm một vài lát gừng và ăn lúc còn nóng, thời điểm ăn yến sào tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước đi ngủ hoặc giữa hai bữa ăn chính. Vì lúc này, cơ thể đang đói dạ dày sẽ tiết ra chất dịch để hập thụ thức ăn, chất dinh dưỡng có trong yến sào được hấp thụ hết.
Ngoài ra, khi dùng yến sào cho người bệnh gan, cần kết hợp điều trị theo chị định của bác sĩ, uống nhiều nước, tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá, tiếp xúc với các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến gan như sơn nhà, đun bếp bằng than tổ ong,…để bệnh được phục hồi nhanh chóng.
Gan là bộ phận rất quan trong với cơ thể cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để khỏe, đặc biệt là gan khỏe các cơ quan nội tạng khác cũng khỏe. Nên bổ sung yến sào 2 – 3 lần một tuần để gan và cơ quan nội tạng khỏe, sức khỏe được tăng cường.
Bệnh viêm xương khớp là một bệnh thoái hóa khớp khiến cho sụn bị phá hủy. Tinh chất từ tổ yến chứa những thành phần quan trọng có thể giảm sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp và giúp tái tạo sụn.
Nghiên cứu này đã tìm hiểu tác động của tinh chất yến sào đến hoạt động đồng hóa và dị hóa tế bào sụn khớp tách từ khớp đầu gối của bệnh nhân bị viêm xương khớp.
Bệnh viêm xương khớp là một bệnh mãn tính, khiến người bệnh phải chịu các cơn đau đớn, khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần. Trường hợp bị nặng, người bệnh viêm xương khớp có thể gặp khó khăn trong vận động, thậm chí không thể cử động, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới teo cơ và đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Thông thường chúng ta đều cho rằng bệnh viêm xương khớp là bệnh của người già, nhưng thực tế bệnh còn xuất hiện ở những người trẻ tuổi do chịu thương tích từ chấn thương. Chế độ ăn uống và hoạt động không lành mạnh cũng là tác nhân gây nên bệnh viêm xương khớp ở lứa tuổi còn trẻ.
Tế bào sụn khớp bình thường được cấu thành từ một mạng lưới chặt chẽ của các chất proteoglycan và collagen.
Trong đó, aggrecan và acid hyaluronic tạo ra một tổng thể proteoglycan khổng lồ và tạo ra các chất glycosaminoglycan mang điện tích âm (GAG). Cấu trúc của sụn khớp chủ yếu là do collagen type II tạo nên.
Thông thường, sự cân bằng giữa hoạt động đồng hóa và dị hóa của tế bào sụn khớp có liên quan chặt chẽ tới việc tái tạo lại cấu trúc tổng thể của sụn khớp. Sự mất cân bằng giữa đồng hóa và dị hóa sẽ kích thích thay đổi trong tình trạng viêm xương khớp và làm tăng các yếu tố gây viêm nhiễm.
Nguyên nhân của bệnh viêm xương khớp là sự tăng sinh men tiêu hủy cấu trúc nền (matrix metalloproteinases – MMPs), các cytokine gây viêm và các chất trung gian dị hóa làm các cấu trúc protein dạng sợi bị teo, đứt, vón cục thành những khối vô định hình, ngăn cản nguyên bào sợi sản sinh mới collagen và các chất bảo vệ sụn khớp, khiến cho cấu trúc nền của sụn khớp không được phục hồi và dần bị phá hủy.
Collagen type II bị phá hủy khi sụn bị tổn thương và được thay thế bằng collagen type I có chức năng kém hơn. Khi aggrecan và collagen type II bị suy giảm do hoạt động đồng hóa giảm sút và hoạt động dị hóa tăng lên, bệnh viêm xương khớp sẽ diễn biến nặng hơn.
Các biện pháp chữa trị bệnh viêm xương khớp hiện nay có sử dụng đến việc dùng các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) để giảm đau và chống viêm.
Tuy nhiên NSAID lại làm tăng tổn thương tới sụn. Bên cạnh đó, một số loại NSAID còn được biết đến là gây ra các bệnh tim và mạch. Do đó, y học hiện nay rất cần nghiên cứu và tìm ra phương pháp mới nằm ngăn chặn diễn biến của bệnh viêm xương khớp.
Từ lâu, yến sào đã được coi là một loại thực phẩm thần kì, có công hiệu củng cố sức khỏe của toàn cơ thể nói chung và các cơ quan nội tạng, chức năng nói riêng.
Các nghiên cứu từ trước đã cho thấy yếu tố tăng trưởng thượng bì của loài chim được tách từ yến sào có tác dụng tăng cường miễn dịch và sinh trưởng tế bào.
Yến sào chứa nhiều chất proteoglycan – đặc biệt là GAG – có tính chất rất giống ma trận ngoại bào của sụn. Xuất phát từ suy đoán khả năng kích thích sinh trưởng tế bào và chữa lành tổn thương của yến sào trong một số nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu để tìm hiểu khả năng của chiết xuất yến sào trong việc ngăn ngừa tế bào sụn khớp bị thoái hóa.
Các tế bào sụn khớp sau đó được tách ra và nuôi cấy trong môi trường ống nghiệm và bổ sung yến sào ở mức độ từ 0 đến 3% trong vòng bảy ngày.
Các kết quả đo đạc cho thấy bổ sung tinh chất yến sào ở mức 0.5% – 1.0% có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào sụn khớp. Việc bổ sung tinh chất yến sào có thể giảm hoạt động của các gen dị hóa ở các tế bào sụn khớp được nuôi cấy.
Lượng sản xuất hormone Prostaglandin E2 giảm rõ rệt khi tế bào sụn khớp được nuôi cấy với tinh chất yến sào. Về hoạt động của các gen đồng hóa, sự sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ xương sụn như Collagen type II, Aggrecan và SOX-9 cũng như GAG cũng tăng trong nhóm được bổ sung tinh chất yến sào.
Hoạt động dị hóa của tế bào sụn khớp được nuôi cấy giảm rõ ràng khi được bổ sung tinh chất yến sào. Khả năng kìm hãm men tiêu hủy cấu trúc nền, cytokine và các chất môi giới dị hóa cho thấy khả năng yến sào có thể là một phương thuốc để ngăn chặn viêm nhiễm/thoái hóa trong chữa trị bệnh viêm xương khớp.
Tinh chất yến sào cũng làm tăng khả năng đồng hóa của tế bào sụn khớp, mặc dù không rõ rệt bằng khả năng chống dị hóa. Do đó, các nhà khoa học kết luận rằng tinh chất yến sào rất có tiềm năng trong bảo vệ sụn khớp.
Những dưỡng chất có trong yến sào đã chứng minh nó có năng lực bảo vệ tế bào sụn khớp của con người trong môi trường ống nghiệm.
Nó làm giảm các hoạt động dị hóa và tăng cường sự tổng hợp ma trận ngoại bào của sụn. Các nhà khoa học kết luận rằng tinh chất yến sào là một chất đầy tiềm năng trong việc điều trị viêm xương khớp.