955 lượt xem
Yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người tin tưởng sử dụng để bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, yến sào càng trở nên phổ biến hơn do mạng lưới công ty và đại lý phân phối được mở rộng do vậy khách hàng có thể dễ dàng mua được yến sào ở bất cứ đâu. Sự thuận tiện này cũng tiềm ẩn nguy cơ mua phải yến giả. Hôm nay samyenlinhchi.com xin hướng dẫn cách phân biệt Yến pha trộn và yến nguyên chất 100%. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
Yến sào, hay còn gọi là tổ yến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, được tin dùng từ ngàn đời nay. Từ xa xưa vua chúa đã sử dụng yến sào như một loại thực phẩm quý hiếm và bổ dưỡng.
Ngày nay ngoài loại yến đảo chúng ta đã có thể tự nuôi yến để khai thác tổ do vậy nguồn hàng cũng dồi dào hơn, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn.
Kinh doanh yến sào là một công việc nhiều vất vả nhưng không mang lại nhiều giá trị kinh tế tuy nhiên bàng nhiều cách vẫn có những tiểu thương làm ăn không chân chính, sẵn sàng làm giả yến để lừa người tiêu dùng.
Không ít những vụ kinh doanh yến giả được lật tẩy nhưng đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trước khi cơ quan chức năng tìm ra được họ thì trước hết khách hàng phải tự biết cách phân biệt yến thật và yến giả để tránh trường hợp “tiền mất – tật mang”.
Yến giả thường được là bằng bột mỳ, ngâm đường hòng làm tăng trọng lượng cho yến, tẩy trắng, ngâm tajp chất do vậy chúng không có hoặc có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng.
Không chỉ có vậy, yến giả được ngâm tạp chất hay thuốc tẩy trắng rất nguy hiểm với sức khỏe. Nếu sử dụng lâu ngày sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.
Bạn nên chọn những nới có nguồn yến đảm bảo và tin cậy, đặc biệt là nên chọn mua ở nơi đơn vị có nuôi yến. Yến sào yến sang cam kết điều này và cho khách hàng tới thị sát nhà yến để tham quan và tìm hiểu sản phẩm.
Tổ yến sào thật:
Tổ yến sào giả:
Vậy nên trong trường hợp này khách lấy tổ yến và ngửi nếu yến thật sẽ có vị tanh giống lòng đỏ trứng gà, còn yến giả do các chất phụ gia tạo nên nên sẽ không có mùi.
Đem yến ngâm trong nước lạnh từ 3 đến 4 phút nếu yến thật sẽ ngậm nước không đổi màu và không bị tan, có mùi tanh như lòng trắng trứng gà.
Đối với yến giả yến kém chất lượng sẽ bị ngậm nước, yến sẽ nở và tan ra, nước đổi màu và đặc biệt là có mùi lạ do pha những chất phụ gia chứ không phải là mùi tanh như yến thật.
Hiện nay trên thị trường, các loại yến tinh chế thường hay pha đường rất tinh vi để gia tăng trọng lượng của tổ làm thiệt hại cho người tiêu dùng nên cách phân biệt này không có.
Khách hàng thử bằng vị giác nếu yến có pha đường sẽ có vị ngọt nơi đầu lưỡi. cảm nhận độ ngọt càng mạnh thì yến pha đường càng nhiều.
Yến thật trong quá trình chưng dưới nhiệt độ thích hợp ( khoảng 80oC) thì sợi yến khi quan sát sẽ không bị tan ra và nhảo đi mà yến vẫn giữ được dạng sợi nguyên vẹn, nước không bị đổi màu.
Nếu là yến giả các sợi yến sẽ bị tan ra mà không thấy được hình dáng dạng sợi của yến thật, nước sẽ chuyển màu do có các chất phụ gia trong yến tạo ra.
Dùng phương pháp thủy phân protein trong tổ yến sào và xác định hàm lượng axit amin rồi đối chiếu với một mẫu tổ yến sào nguyên chất.
Yến thật khi rọi đèn vào ánh sáng xuyên qua được do kết cấu của sợi yến.
Yến giả khi rọi đèn ánh sáng không qua được cho kết cấu từ những tạp chất và các chất phụ gia.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng Yến Nhà là yến có thể nuôi được nhưng trong thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như kiểu nuôi gà công nghiệp.
Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho Yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim Yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay.
Tùy theo màu sắc tổ yến,tổ yến trong nhà thường là trắng ngà, chất lượng tổ yến phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi.
Tổ yến có chất lượng,tổ yến to và dày,thức ăn của chim yến là những con trùng bay như muỗi, rày,…v.v…, tổ yến có thể được thu hoạch từ 1 – 4 lần một năm, chim yến sinh sản quanh năm.
Lý do tại sao yến sào cao cấp có màu khác nhau vẫn còn là một đề tài tranh luận. Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ.
Điều này lý giải cho màu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên nhiều giả thuyết về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được nghiên cứu.
Ngoài ra khi tổ Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng tạo ra màu đỏ của tổ Yến. Tuy nhiên loại Yến huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương đương với Bạch yến (tức 7 – 9 lần).
Ðây là loại yến sào cao cấp có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này.
Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1 – 2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới.
Người ta cho rằng màu đỏ của Yến Huyết là do trong quá trình làm tổ, chim yến không tiết đủ nước bọt nên đã dùng máu của chính nó để trộn lẫn với nước bọt xây tổ.
Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Bạch Yến là loại tổ yến sào cao cấp thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3 – 4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả 3 loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng tổ yến trên thị trường.
Nhu cầu tiêu thụ yến sào cao cấp rất lớn dẫn đến tình trạng pha trộn và làm giả yến sào ngày càng phổ biến. Những người làm giả yến sào thường pha trộn thêm các tạp chất như da cá, nấm, tảo, thậm chí ngâm đường… để tăng trọng lượng.
Hay sử dụng các loại thuốc nhuộm tự nhiên như karayagum, tảo đỏ hoặc nấm Tremella để nhuộm đỏ các loại yến sào màu trắng nhằm làm giả loại yến sào có giá rất cao là Yến Huyết.
Nhiều quy trình sản xuất yến sào có bổ sung các chất bảo quản như axit boric, kali sulfite dioxide lưu huỳnh, sử dụng hydrogen peroxit để tẩy trắng yến.
Đường, muối, và bột ngọt được thêm vào để tạo hương vị. Gluten, nấm trắng, thạch, da động vật và cao su tổng hợp thường được sử dụng để tạo hình dạng yến sào.
Do đó các thương hiệu yến có uy tín thường phải kiểm định chất lượng của tổ yến thô trước khi đem chế biến thành phẩm.
Một phương pháp đơn giản là đo quang phổ hồng ngoại chuyển đổi chuỗi Fourier (FTIR – Fourier Transform Infrared). Phổ IR xác định các liên kết cộng hóa trị hóa học, tạo ra một “dấu vân tay” phân tử của các hợp chất hóa học.
Dấu vân tay này có thể được sử dụng để xác định và định lượng chất hóa học có trong một mẫu. Sự khác biệt trên phổ đồ IR giúp ta phân biệt yến sào nguyên chất và yến sào đã bị pha trộn.