47 lượt xem
Thời phong kiến, chỉ vua chúa mới được thưởng thức yến sào. Nhưng ngày nay, với chi phí trung bình 7 triệu đồng/tháng, người tiêu dùng có thể được “làm vua” để thưởng thức món ăn cao cấp này…
Yến Sào theo nghĩa Hán Việt là cái tổ của chim yến. (“Yến”: con chim yến; “Sào”: cái tổ). Yến Sào có hình chén trừ bổ đôi, làm từ nước bọt của chim yến trống và chim yến mái từ những tuyến dưới lưỡi. Nó bị đông cứng lại sau khi tiếp xúc với không khí. Là một hợp chất hữu cơ thiên nhiên và hầu như là một dạng tươi tự nhiên và dễ hấp thụ.
Các nhà khoa học đã nhiên cứu và chỉ ra Yến Sào có 31 nguyên tố đa vi lượng. Phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca, Fe. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh, trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn có hàm lượng cao…
Theo số liệu của trung tâm công nghệ sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công Nghệ Sinh học thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc Gia.
Trong thành phần Yến Sào còn có 18 Acid amin, một số có hàm lượng rất cao như aspartic Acid, Serine, Tyrosine, Leucine… là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hoặc chất độc hại.
Với những thành phần hóa học quý giá như trên, yến sào được ví như thần dược diệu kì cung cấp thêm cho người dùng năng lượng sống, tăng cường trao đổi chất, cải thiện sự tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, có tác dụng dưỡng da, đẹp da, cải thiện tình trạng của tóc. Ăn tổ yến liên tục sau một thời gian sẽ giữ cho cơ thể trẻ, khỏe, ít bệnh tật, nhờ đó cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Tổ yến cũng có tác dụng nâng cao hoạt động tình dục, có tác dụng bổ phổi, làm sạch đường hô hấp giúp cải thiện tình trạng hen xuyễn, lên đờm quá mức trong phổi và cổ họng, chống ho, ho ra máu và chiều hướng bị lao phổi, cũng tốt cho tim và sự tuần hoàn máu.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công nghệ Sinh học, trong thành phần của yến sào chứa 18 loại acid amin trong đó có một số loại có hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine,…
Hàm lượng acid Syalic chiếm 8,6% và Tyrosine có tác dụng làm phục hồi các tổn thương khi bị nhiễm độc, kích thích phát triển hồng cầu.
Thời gian gần đây, thị trường yến sào tại Tp.HCM trở nên sôi động. Người có tiền bắt đầu ý thức hơn đến việc ăn gì để bồi bổ cho sức khỏe.
Và họ bắt đầu tìm đến với yến sào (tổ yến) như món ăn hàng ngày mặc dù chi phí có thể sử dụng đều đặn món ăn này quả không nhỏ, khoảng 4 – 7 triệu đồng/lạng yến sào ăn trong vòng 1 tháng.
Bà Quỳnh Hoa (Tp.HCM) thấy cháu trai bị viêm đường hô hấp liên miên, nghe nói ăn yến sào làm mát phổi, bà giục cô con dâu tìm hiểu chỗ nào bán yến sào chính hãng, đảm bảo chất lượng để mua về cho cháu.
Cũng để tẩm bổ cho người thân, bà Thủy (Q. Gò Vấp) đã tìm mua yến sào lần thứ 3 tại cửa hàng yến sào (133 Quang Trung, Gò Vấp).
Một cách nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch iốt, nếu giả sẽ chuyển sang màu xanh.
Yến sào thật cầm lên thấy dẻo, bẻ không gãy. Đáy tai yến thường có màu đen sậm.
Tổ yến thật có mùi tanh, mùi ẩm mải dương học Nha Trang thì yến sào giả có mùi hôi, khi nấu sôi sẽ tan và có mùi của chất carbonate natri (Na2CO3), để qua đêm có mùi khó chịu.
Yến sào giả thường được làm từ agar tinh bột (rau câu), lòng trắng trứng, Na2CO3 và một số hợp chất chưa rõ nguồn gốc. Độ pH trong yến sào giả chỉ bằng 5, trong khi yến sào thật lên đến 7.
Để thử yến giả, có thể dùng thuốc thử tinh bột nhỏ lên, nếu yến giả sẽ có màu xanh, còn yến thật vẫn giữ nguyên màu. Cũng có thể ngâm thử một ít yến vào nước.
Tổ yến giả gặp nước sẽ nhão. Tổ yến giả có mùi hăng hắc hoặc mùi khác yến thật. Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh), yến giả sẽ đen sẫm lại.
Hoặc khi ngâm trong nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước. Còn tổ yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100oC vẫn còn nguyên màu sắc.