101 lượt xem
Nhờ hàm lượng 50 – 55% protein cần thiết cho quá trình tăng trường, yến giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển trí tuệ. Ngoài ra, các thành phần axitsialic, axitaspartic, phenylalamine, lysine, trytophan… có trong yến còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, trí não và kích thích hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa ở các bé dưới 1 tuổi rất yếu ớt. Những thực phẩm khó tiêu hay có quá nhiều dinh dưỡng đều khiến bé gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Cho bé dùng yến sào là lựa chọn đúng đắn của các bậc cha mẹ. Bởi yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng, dễ hấp thu.
Trong yến sào có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho phát triển thể chất và trí não của bé. Nghiên cứu cho thấy, trong yến sào rất giàu protein, nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp kích thích hệ tiêu hóa ở bé.
Yến sào còn bổ sung cho bé canxi và sắt, hai khoáng chất quan trọng thường thiếu hụt ở trẻ. Sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Còn canxi góp phần cấu tạo và phát triển khung xương.
Yến sào còn chứa một số nguyên tố quý hiếm khác rất quan trọng, điển hình như crom. Crom có vai trò giúp kích thích tăng khả năng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột của bé.
Tổ yến có chứa thành phần đường galactose nhưng hoàn toàn không chứa chất béo. Do đó, các mẹ hoàn toàn yến tâm chế biến yến sào cho bé sử dụng mà không lo sợ bé bị béo phì.
Trẻ suy dinh dưỡng, chán ăn, ngủ không ngon hay bị bệnh đường hô hấp sử dụng yến sào cũng rất tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chế biến yến sào cho bé sử dụng khi bé được 12 tháng tuổi trở lên. Liều sử dụng (nếu dùng thường xuyên) là 3 – 5gram/ngày.
Tóm lại, yến sào rất bổ dưỡng. Thường xuyên cho bé sử dụng yến sào sẽ giúp bé tăng hệ miễn dịch, bé khỏe mạnh hơn.
Trong cơ thể con người có 20 loại acid amin, trong đó có 9 loại acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Và 9 loại acid amin này được bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm thường ngày. Tuy nhiên, mỗi nhóm thực phẩm thông thường chỉ giúp cơ thể bổ sung từ 3 – 4 loại acid khác nhau, trong khi việc bổ sung 9 loại acid amin thiết yếu vào cơ thể thì cần sự đều đặn và đủ liều lượng.
Các nghiên cứu cho thấy yến sào rất tốt cho trẻ em bởi yến sào giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngoài thành phần giàu acid amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.
Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Trẻ em từ dưới 6 tháng tuổi, các acid amin được bổ sung đầy đủ bằng sữa mẹ, chính vì vậy lúc này người mẹ cần chú trọng bồi bổ cơ thể để có đủ dưỡng chất cung cấp cho con.
Từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu được cho ăn dặm cùng với việc tiếp tục bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vào giai đoạn này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi, lúc này nhu cầu dưỡng chất trẻ hấp thụ ngày càng tăng cao, nếu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất dễ dẫn đến việc trẻ bị còi xương.
TUYỆT ĐỐI không cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi dùng yến sào, lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, chưa tiêu hóa được các thức ăn chứa quá nhiều protein (chất đạm).
Vì vậy, cho bé ăn yến sào vào khoản thời gian này không những gây ra sự lãng phí vì cơ thể không hấp thụ được hết các dưỡng chất từ yến sào, mà còn có thể gây hại đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.
Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn.
Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 3 – 4g/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.
Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.Liều lượng dùng khoảng 5 – 7g/ngày.
Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô không đúng cách mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn.
Chưa kể lượng dinh dưỡng trong 01 tổ yến rất lớn, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến. Vì vậy, nên chọn yến sào đã làm sạch của thương hiệu uy tín để chưng nấu thay vì mua yến thô về tự làm sạch.
Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế.
Thị trường có nhiều sản phẩm yến sào để chọn lựa chế biến cho bé ăn hàng ngày, nên chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín, sản phẩm không dùng chất bảo quản.
Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi…
Thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 01 lượng nhỏ trước để thăm dò,sau đó mới tăng liều lượng.
Khi nói đến chưng tổ yến chắc chắn nhiều mẹ sẽ nghĩ đến món yến chưng đường phèn. Đây là món ăn được đánh giá cao về việc giúp cho yến sào giữ lại được nhiều dương chất nhất vì thời gian chế biến không quá lâu. Hơn nữa, với món yến sào chưng đường phèn thì cách làm lại khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Chế biến yến sào có nhiều cách nhưng dùng cách đơn giản và dễ ăn nhất đó là chưng yến sào với đường phèn chưng cách thủy sẽ giúp giữ đầy đủ dưỡng chất có trong tổ yến mà không bị mất đi khi chế biến.
Bạn nên lựa chọn tổ yến có nguồn gốc rõ ràng và phải là yến thật nguyên chất.
Tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến mà ngâm từ 1 – 3 giờ
Nếu là Yến thô: Ngâm khoảng 30 phút đến 1 giờ, sau đó tách tổ yến ra thành từng sợi sau đó cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước, dùng muỗng khuấy nhẹ, nhấc rây lên xuống. Lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần ta sẽ có yến sạch.
Nếu là Yến tinh chế: Bạn ngâm khoàng 15 – 20 phút cho Yến nở bông. Sau đó lọc lấy phần Yến để ráo nước.
Bạn cho phần yến đã ngâm vào nước đường. Lưu ý rằng đổ Yến vào tô đầy khoảng 80% tô để khi nở Yến không bị tràn ra ngoài. Chưng cách thủy từ 15 – 20 phút. Chỉ nên chưng trong khoảng thời gian này. Vì nếu lâu hơn sẽ làm chất dinh dưỡng bị bay đi theo hơi nước.
Có thể cho một vài cọng lá dứa trong lúc chưng yến để tăng hương vị cho món yến chưng.
Có thể thực hiện cùng lúc 2 – 3 tổ yến sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần nhưng lưu ý phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước.
Tổ yến ngâm nước ấm khoảng 1 – 2 giờ cho đến khi nở mềm, nhặt sạch lông, cắt nhỏ. Không nên ngâm tổ yến quá lâu, sẽ dẫn đến tổ yến bị nát, không giữ được các chất dinh dưỡng khi nấu. Gạo tẻ và gạo nếp bạn vo sạch rồi cho vào ninh nhừ.