Trên thị trường hiện nay, nhân sâm có mấy loại?

Ngày nay, nhân sâm đã được nhiều người biết đến với những công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị các loại bệnh. nhâm Sâm là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, là một thực phẩm, dược liệu quý với nhiều công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, đề kháng của cơ thể,…Nhưng có nhiều quý khách vẫn đang thắc mắc nhân sâm có bao nhiêu loại. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hiểu thêm về nhân sâm.

Trên thị trường hiện nay, nhân sâm có mấy loại? 1

1. Phân loại nhân sâm dựa trên môi trường sống

1.1 Jaebaesam (Trồng tại nông trang)

Loại nhân sâm này được nuôi trồng trên các nông trang. Thân củ dày và nhiều thịt, có khoảng 2-3 rễ chính, có màu trắng nhạt.

Số lượng rễ con tùy thuốc và chất lượng đất, biện pháp canh tác, độ ẩm, phân bón,… Nhân sâm nuôi trồng được 4-6 năm rồi thu hoạch sẽ cho ra củ có chất lượng tốt nhất.

1.2 Jangnoesam (Trồng trong môi trường hoang dã)

Loại nhân sâm được trồng trong môi trường tự nhiên ở vùng núi. Cây phát triển tốt ở các khu vực có độ ẩm cao dưới bóng mát cây bạch dương và cây sơn mài, sâu trong các ngọn núi, các vùng sâu vùng xa.

1.3 Sansam (Nhân sâm hoang dã)

Nhân sâm hoang dã mọc tự nhiên trên các vùng đồi núi xa xôi, hiểm trở. Loại nhân sâm này có hàm lượng dưỡng chất cao hơn hẳn. Sâm hoang dã có mùi thơm nồng nàn và cực kỳ đắng. Chỉ cần ngậm một lát, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên tức thì.

2. Dựa trên phương thức chế biến

2.1 Saengsam (Nhân sâm tươi)
Trên thị trường hiện nay, nhân sâm có mấy loại? 2
Sâm tươi

Đây là nhân sâm mới được khai thác vẫn ở dạng nguyên thủy, chưa qua chế biến, thường được thu hoạch sau 4 – 6 năm.

Ở Hàn Quốc, người ta thường sử dụng nhân sâm tươi bằng cách xay nhuyễn làm đồ uống, pha thêm chút mật ong hoặc sữa, hoặc làm nguyên liệu cho một số món ăn: gà tần sâm, cháo sâm, salad sâm, sâm nướng với thịt, thịt bò xào sâm,…

2.2 Baeksam (Bạch sâm)

Nhân sâm 4 – 6 năm tuổi được cạo vỏ rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đến khi độ ẩm giảm còn dưới 14%, phương pháp này giúp sâm có thể bảo quản được trong thời gian dài, thường được dùng để làm vị thuốc hoặc làm trà sâm. Bao gồm:

  • Jiksam (Sâm thẳng): Củ nhân sâm được phơi khô ở dạng thẳng đứng.
  • Bangoksam (Sâm bán cong): Phần rễ chính được uốn cong rồi đem phơi khô.
  • Goksam (Sâm cong): Cả phần thân và rễ được uốn cong trước khi phơi.
  • Misam: Củ sâm được cắt bổ hết rễ rồi đem phơi nắng.
2.3 Taegeuksam (Sâm Taegeuksam)

Sâm Taegeuk là hình thức trung gian giữa bạch sâm và hồng sâm. Loại sâm này được rửa sạch rồi ngâm trong nước nóng, sau đó được cạo vỏ rồi đem sấy khô. Nó có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ.

2.4 Hongsam (Hồng sâm)
Trên thị trường hiện nay, nhân sâm có mấy loại? 3
Sâm củ khô

Hồng sâm được chế biến bằng phương pháp hấp sấy ở nhiệt độ cao khoảng từ 3-5 lần, có thể bảo quản được trong thời gian dài, lên tới 10 năm.

Hồng sâm lành tính hơn nhân sâm rất nhiều, có thể phù hợp cho mọi đối tượng và hầu như ít có tác dụng phụ.

Được áp dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh AIDS và những bệnh nhân bị nhiễm chất độc dioxin.

Có rất nhiều chế phẩm từ hồng sâm: bột sâm, viên sâm, nước sâm,… Có thể sử dụng hồng sâm đều đặn trong thời gian dài để bồi bổ sức khỏe.

2.5 Hắc sâm
Trên thị trường hiện nay, nhân sâm có mấy loại? 5
Hắc sâm

Phương pháp chế biến ra hắc sâm mới được nghiên cứu và áp dụng thành công trong những năm gần đây.

Theo đó, củ nhân sâm tươi được hấp sấy khoảng 9 lần cho đến khi nó chuyển thành màu đen, đôi khi có mùi hơi khét.

Hắc sâm được biết đến hiện nay là có hàm lượng Saponin cao nhất, hơn hẳn nhân sâm tươi và hồng sâm, đặc biệt tốt và phù hợp với người già.

Trên đây là câu chuyện truyền thuyết về loài thảo dược có công dụng tuyệt với giúp cho cậu bé tìm thuốc trị bệnh cho mẹ.

Cho đến bước phát triển trong việc canh tác, chế biến và xuất khẩu khiến cho Sâm Hàn Quốc trở nên một thương hiệu nổi tiếng được ưa chuộng trên khắp thế giới với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.