1298 lượt xem
Trẻ biếng ăn, chậm lớn là nổi lo âu của các mẹ. Tuy các Mẹ đã rất chịu khó nấu món này món kia ép con ăn đủ kiểu nhưng các bé vẫn “sợ” ăn hoặc có ăn cũng không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến còi xương. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng biếng ăn, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở các bé biếng ăn. Nhiều bố mẹ không hiểu được tâm lý của con, không quan tâm đến việc con có thích ăn món ăn đó không, không biết con đã ăn đủ chưa,… nên mỗi khi thấy con không ăn hoặc ăn ít thì cố gắng ép con ăn bằng mọi cách mà không tìm hiểu cụ thể vì sao trẻ biếng ăn.
Con không ăn thì nịnh nọt, dụ dỗ bằng vô vàn “chiêu bài” khác nhau, khi nịnh không có hiệu quả thì chuyển sang dọa nạt hoặc đánh lừa trẻ, khiến trẻ sợ hãi, vừa ăn vừa “nước mắt lưng tròng”, tìm cách trốn tránh bữa ăn.
Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi cũng là một trong những lý do chính cho việc trẻ biếng ăn. Trẻ phải ăn một món kéo dài trong nhiều ngày, thường xuyên lặp lại hoặc mẹ chỉ chế biến các món ăn một cách đơn điệu, không kích thích được vị giác của trẻ khiến trẻ có cảm giác nhàm chán.
Không ít bậc phụ huynh nghĩ trẻ ăn vặt sẽ giúp bù lại lượng dinh dưỡng chưa cung cấp đủ trong các bữa cơm, cháo,… mà không biết rằng đó chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, hơn nữa còn gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Các đồ ăn vặt được phần lớn trẻ yêu thích như snack, khoai tây chiên, xúc xích,… có chứa rất nhiều chất phụ gia, thậm chí còn có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột còn non yếu của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và gây suy giảm hệ miễn dịch.
Không những vậy, đồ ăn vặt không hề cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do ăn quá nhiều đồ ăn vặt nên khi đến bữa ăn, trẻ sẽ không muốn ăn cơm và thức ăn nữa, lâu dần hình thành thói quen xấu không những khiến trẻ biếng ăn mà còn chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
Khi trẻ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp (ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…), cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ thường có cảm giác chán ăn nên thường hay biếng ăn. Do đó, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.
Theo nghiên cứu mới nhất, Tổ yến giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ở tình trạng tốt nhất. Các nguyên tố vi lượng chứa Ca, Fe là khoáng chất cần thiết cơ thể bé thường xuyên bị thiếu dẫn đến còi xương, thiếu máu.
Đặc biệt hơn, vi chất Cr qúy giá giúp kích thích tăng tiêu hóa và hấp thụ qua màng ruột. Đây là nguồn thực phẩm cao đạm, ít béo mà còn tốt cho sự phát triển của xương, giúp tăng cường miễn dịch nhờ bản thân tổ yến chứa nhiều sắt. Chất đường Galactose không béo nên là nguồn năng lược cực tốt, ăn nhiều cũng không lo béo.
Với những trẻ biếng ăn, còi xương nguồn vitamin C, A, nhóm B ( B1 và B12 ) có trong yến sào giúp tăng cường sức đề kháng trẻ chống lại bệnh tật, chấm dứt hẳn tình trạng ốm vặt, cảm cúm hoặc nhức đầu…
Thông qua việc kích thích hệ tiêu hóa, yến sào còn giúp kích thích cảm giác ăn ngon, tăng sức khỏe, tăng khả năng lưu thông máu, từ đó trẻ ăn ngon, ngủ ngon giấc, không quấy đêm.
Mà theo như bạn biết, ở tuổi của trẻ, giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chiều cao cũng như trí tuệ, các hormon kích thích sinh trưởng chỉ tiết ra trong giấc ngủ của trẻ, chính bởi vậy, trẻ biếng ăn và chậm lớn thường quấy đêm.
Trong Tổ yến có thành phần giúp kháng khuẩn hiệu quả, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm, sức khỏe tốt của bé sẽ chặn đứng mọi loại bệnh tật, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ tấn công trẻ trong thời điểm nhạy cảm như giao mùa, đất cát khi trẻ nghịch.
Tổ yến nên được chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng súp cho trẻ ăn rất bổ. Với yến tươi bạn nên chú ý khâu chế biến để làm sạch lông và bụi bẩn. Với tổ yến sào chế biến sẵn bạn nên chọn những thương hiệu nổi tiếng.
Để đảm báo nguồn dinh dưỡng ổn định, bạn nên bổ sung một cách lâu dài và đồng đều, không cho ăn nhiều nhưng cần ăn đều. Trong thời gian đầu bạn nên dùng số lượng ít nhưng đều, ngày nào cũng dùng, sau đó giãn cách thời gian sử dụng, có thể là 1 tuần / 2 bữa yến.
Nên ăn thức ăn chứa yến sào khi bụng đói như buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất hấp thu tối đa.
Cùng với việc bổ sung yến sào, nước yến sào – nguồn thực phẩm cao dinh dưỡng bạn cũng cần cho bé ăn uống đẩy đủ các loại dinh dưỡng khác cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao cùng bé và tránh áp lực, căng thẳng trong vấn đề ăn uống và học tập mới cho hiệu quả cao.
Tổ yến có chứa Lysine – một axit amin giúp trẻ ăn ngon miệng giúp cơ thể trẻ tăng cường trao đổi chất và cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt nó có thể giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì canxi.
Đây chính là lợi ích thiết thực nhất mà các mẹ có thể trông chờ từ yến sào với những trẻ biếng ăn, chậm lớn.
TRYPTOPHAN có trong yến sào có hai chức năng quan trọng, một là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ và tâm trạng.
Các nguyên tố khoáng vi lượng thiết yếu như sắt, đồng, Mn có trong tổ yến giúp phát triển trí não của trẻ. Kẽm có trong yến sào có tác dụng tăng cường hấp thu và tổng hợp Protein, cải thiện cảm giác ngon miệng ở trẻ nên sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào, rối loạn phát triển xương làm trẻ còi cọc chậm lớn.
Hy vọng một số thông tin về tổ yến sào trên đây đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng nước yến với trẻ biếng ăn còi xương để giúp con phát triển cao lớn, khỏe mạnh.
Nếu con trẻ đang biếng ăn, chậm lớn thì các mẹ hãy cho con thử dùng yến sào một cách đều đặn để cảm nhận sự khác biệt rõ rệt này nhé!